* Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc bay ra của tạ hợp lý.
* Yêu cầu chung: Sử dụngđược tốc độ trong tạođà và phát huy sự nỗ lực của cơ bắp toàn thân để tác dụng lực vào tạ trên quãng đường dài nhất.
Khi thực hiện giai đoạn cuối cùng cần bắtđầu ra sức cuối cùng đúng lúc để truyền lực cho tạ trên quãng đường dài nhất. Muốn vậy, cần hạ nhanh chân lăng xuống đất vì ra sức cuối cùng tích cực chỉ có thể thực hiện trong tư thế hai điểm chống. Việc tác động tích cực vào tạ cần diễn ra trên quãng đường dài nhất có thể dưới góc độ tối ưu và có sử dụng bản chất đàn hồi của cơ khi đẩy. Đẩy tạ phải là sự kế tiếp liên tục từ trượtđà.
Khi chân lăng chạmđất, chân trụ thực hiệnđộng tác đạp mạnh đểđẩy hông lên trên – ra trước, gót xoay ra ngoàị Động tác này tạo ra tư thế vặn thân làm căng các nhóm cơ lớn để sau đó sử dụng tính đàn hồi của chúng vào hoạt động. Tiếpđó vậnđộng viên nhanh chóng xoay đai vai, duỗi tay đẩy tạ đi dưới một góc cần thiết (khoảng 38 – 400). Sau khi chạmđất chân lăng lúc đầuđược gấp lại, sau đó khi trọng tâm cơ thể chuyển qua điểm tựa của nó thì lại duỗi mạnh để vươn người lên cao khi đẩy tạđi (hình 11)
Hình 11
Vào thời điểm đẩy tạ bay ra, tay đẩy và chân lăng hầu như ở trên một mặt phẳng thẳng đứng trùng với phương đẩy. Vai bên cầm tạ lúc kết thúc ra sức cuối cùng thường cao hơn và trước khi tạ rời tay thì cần dùng sức bàn tay và các ngón tay miết vào tạ để tạo thêm gia tốc cho nó bay được xa hơn.
Động tác của tay bên không cầm tạ cũng có tầm quan trọng. Tuy không trực tiếp đẩy tạ nhưng khi bắt đầu đạp chân đẩy hông thì tay trái tích cực đưa sang ngang ra sau để tạo ra sự căng cơ cần thiết đưa cơ thể vào tư thế kéo căng như hình cánh cung lúc ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng cơ thể.