Việt Nam có 13 con sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2, bao gồm 9 sông chính (sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia – Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Cửu Long) và 4 sông nhánh lớn (sông Đà, Lô, Sê San và Srêpok).
Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng, bao gồm 10 tỉnh và thành phố như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy ra Vịnh Bắc Bộ, ngoài việc có chung 80km sông Hồng trên khu vực biên giới giữa hai quốc gia, thì 50% lượng nước bề mặt sông Hồng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, các hoạt động của Trung Quốc ở thượng nguồn đều có ảnh hưởng không chỉ vùng đồng bằng sông Hồng mà toàn đồng bằng Bắc Bộ - vùng đông dân cư nhất nước ta. Trong trường hợp Trung Quốc ở thượng nguồn sông Hồng không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, và có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực trong lưu vực sông Hồng.
Tại lưu vực sông Hồng – Thái Bình có 29 hệ thống thủy nông, 900 hồ chứa lớn và nhỏ, 1.300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm điện lớn nhỏ, hàng vạn công trình tiêu thủy nông.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho đến tháng 8/2012, trên địa bàn 09 quận nội thành Hà Nội có 110 hồ với tổng diện tích hơn 1.000 ha, trong đó, riêng Hồ Tây là 526 ha. Diện tích hồ đã giảm đi đáng kể theo thời gian, bởi theo thống kê đầu thế kỷ 19 ở Hà Nội có 602 hồ lớn nhỏ. Đô thị hóa là nguyên nhân chính của quá trình này.
Chỉ có vài hồ được cải tạo, kè xung quanh, tách nước thải và nước mưa riêng như Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Kim Liên; vài hồ đang được cải tạo như Văn Chương, Linh Quang…Những hồ chưa được cải tạo, chưa tách hệ thống nước thải
53
và nước mưa sẽ gánh chịu nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh cùng lượng nước thải từ hoạt động sản xuất. Môi trường nước mặt ở hầu hết các đô thị tại đồng bằng sông Hồng đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ với hàm lượng vượt trị số giới hạn tối đa cho phép. Hàm lượng chất hữu cơ qua các đô thị và các khu công nghiệp đều vượt giới hạn tối đa cho phép, nhiều nơi cao hơn tới 2 – 3 lần. Như trường hợp, các sông Tô Lịch, Kim Ngưu ở Hà Nội từ hàng chục năm nay đã trở thành sông thải nước; sông Nhuệ tiếp nhận nước thải từ các sông này nên đã bị ô nhiễm nặng, vượt quá mức cho phép của nguồn nước loại B1 trong QCVN 08:2008 nhiều lần. Kéo theo đó, hệ thống sông Đáy và sông Châu Giang (Hà Nam) đã nhiều lần phải gánh chịu một lượng nước lớn ô nhiễm từ sông Nhuệ, gây hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt trên sông.
Hiện nay, Hà Nội khai thác 1,5 triệu m3/ngày đêm, tiêu thụ khoảng 750.000 m3 nước/ngày đêm. Mười nhà máy nước lớn của Hà Nội cấp 450.000m3/ngày đêm. Trong đó, bốn nhà máy bị nhiễm amoni cao gồm Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân, Cáo Đỉnh (cấp khoảng 120.000m3
/ ngày đêm). Bên cạnh đó, hầu hết giếng khoan (có phép hoặc không phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc biệt là các giếng khoan do người dân tự thuê làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng.
Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 - 400.000m3
nước thải. Theo số liệu nghiên cứu từ Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng nước thải của Thành phố đang ngày càng tăng cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, năm 2010 là khoảng 510.000m3/ngày.Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ trước khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao.
Nguyên nhân chính cho hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước không có dấu hiệu giảm mà còn nâng lên mức báo động là do xả thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của các nguồn nước thải từ các khu/cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt, dịch vụ ở các đô thị và nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản ở đầu nguồn đã gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt tại khu vực đồng bằng sông Hồng.
54
2.1.3. Những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng
-Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng (sông Lô và sông Đà) và hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) tạo thành. Nhưng có đến hơn 50% diện tích nằm trên đất Trung Quốc, điều này tạo ra một thực tế khó khăn là Trung Quốc đang xây dựng nhiều hồ thủy điện tại thượng nguồn các sông (07 hồ chưa trên thượng nguồn sông Đà, 08 hồ chứa trên sông Lô – sông Gâm và một số hồ chứa lớn ở sông Thao) đã gây những biến động phi tự nhiên, làm suy giảm, cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng bất lợi tới nguồn nước chảy về Việt Nam. Đặc biệt là sông Đà và sông Lô đã bị sạt lở nghiêm trọng mà chủ yếu là về mùa khô. Sự xói mòn của dòng nước đã đào sâu lòng dẫn và hai bờ, tạo ra nguy vơ mới cho cư dân địa phương sống trong các khu vực lân cận.
- Dòng sông Hồng cạn kiệt không chỉ tạo ra môi trường khô hạn không đủ nước tưới tiêu cho nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các vùng dân cư và các thành phố ven sông. Đặc biệt như Hà Nội, Việt Trì, Nam Định, Hải Phòng…các dòng sông, kênh rạch trong khu vực theo quy hoạch muốn biến thành các dòng sông xanh, nhưng trên thực tế là những dòng sông ô nhiễm, đen ngòm và không có phương cứu chữa. Thủ phạm gây ô nhiễm chính là nguồn nước thải khổng lồ chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu không ngừng đổ vào các sông, hồ từ các đô thị, cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, làng nghề, bệnh viện, từ khai thác khoáng sản…12.
- Theo Viện Quy hoạch thủy lợi, đến năm 2070 tổng lượng dòng chảy mùa cạn kiệt ở lưu vực sông Hồng giảm 19%, và mùa lũmực nước tại Hà Nội có thể đạt cao trình +13,24 xấp xỉ cao trình đỉnh đê hiện nay +13,40.. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ cao trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn. Chế độ mưa thay đổi cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu tiêu dùng nước cho sản xuất và dân sinh gia tăng đột biến. Con số về nhu cầu dùng nước lên đến khoảng 130-150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô
55
(khoảng 170 tỷ m3) khiến nhiều hệ thống thủy lợi không đáp ứng được yêu cầu tiêu, cấp nước. Điều đó cho thấy, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn.
- Cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du sông Hồng đã xảy ra trong những năm gần đây, nhất là trong mùa khô lại càng gây ra tình trạng khan hiếm nước cần phải cân nhắc giữa mục tiêu kinh tế và yếu tố xã hội.
- Chất lượng môi trường nước đang kém dần đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng nghèo sống phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên... Hậu quả của sự suy thoái chất lượng nước rất khó kiểm soát khi nguồn nước bị ô nhiễm tạo ra các bệnh với phạm vi ảnh hưởng theo cộng động dân cư.
- Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến cán cân nguồn nước. Nước thủy triều dâng cao, nước mặn đã theo cửa sông Hồng và Thái Bình lấn dần vào đồng bằng Bắc Bộ. Các tỉnh Thái Bình, Nam Định tình trạng triều dâng và nước mặn vào khá sâu và độ mặn thường trên 1%. Đây là hiện tượng mặn vào sâu nhất trong thập kỷ qua… Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang và sẽ tác động không nhỏ đến tài nguyên nước. Tổng lượng mưa hằng năm dự kiến sẽ tăng ở khắp mọi nơi, có thể tăng 10% ở vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng vào năm 2050. Mặt khác, mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng ở Đồng bằng sông Hồng, dự báo mực nước biển dâng trung bình vào năm 2100 có thể lên tới 18 - 100cm hoặc hơn nếu xem xét các tác động theo kịch bản phát thải cao và tình trạng tan băng của các núi băng. Nếu không có biện pháp thích ứng thì khi mực nước biển dâng 1m, 44.000km2
đất vùng thấp, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng Bắc bộ và ven biển Trung bộ sẽ ngập chìm trong nước biển.
- Sự hình thành các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam (đập Hoà Bình trên Sông Đà, đập Thác Ba trên Sông Chảy, đập Sơn La trên Sông Đà và đập Đại Thi trên Sông Gấm) làm mất cân đối nguồn nước ở hệ thống sông Hồng – Thái Bình thêm trầm trọng. Mục tiêu chính của các công trình
56
thủy điện này là phát điện và bán điện theo nhu cầu công nghiệp và tiêu dùng chứ không là điều tiết nước nên sẽ khó mà tiên lượng cho an ninh nguồn nước trong khu vực. Các đập này giữ nước lũ ở mức độ cao trong nhiều ngày, có thể đe dọa tới hệ thống đê bảo vệ bên lưu vực sông. Hai đập Sơn La và Hoà Bình ở thượng lưu Sông Đà là một vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất nước ta. Nếu có chấn động mạnh sẽ gây vỡ đập dây chuyền, dẫn tới thảm hoạ khủng khiếp cho Hà Nội và các trung tâm dân cư vùng đồng bằng Sông Hồng.