Để đảm bảo hội nhập và hợp tác quốc tế về môi trường hiệu quả, Việt Nam cần phải tham gia các công ước quốc tế về môi trường cũng như sớm có chính sách thực thi các công ước hiệu quả. Việc tham gia và phê chuẩn các Công ước quốc tế sẽ góp phần đẩy nhanh sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề liên quan tới việc nâng cao trách nhiệm tham gia công ước, thành lập đầu mối quốc gia để thống nhất theo dõi và quản lý thực hiện, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia cho phù hợp nhằm thực hiện tốt các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
Tham gia vào các sáng kiến môi trường và hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực trên nguyên tắc đảm bảo chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi, đặc biệt tranh thủ sự hợp tác của các nước trong khu vực biển Đông.
Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách triển khai đồng bộ.
Cần chủ động giải quyết các vấn đề môi trường có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: WTO, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương; duy trì và phát triển quan hệ đối tác với các Hiệp hội mà Việt Nam là thành viên (ASEAN, ASEM…) và các đối tác khác.
Với mỗi lĩnh vực, Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải có những định hướng chính sách hội nhập phù hợp, để đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và sự gắn kết phát triển hài hòa lợi ích chung với các nước. Điều đó đòi hỏi:
- Việt Nam cần phải thực thi nghiêm chỉnh các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Hiện nay Việt Nam tham gia khoảng hơn 15 Công ước quốc tế về môi trường.
70
- Chính Phủ nên xem xét các Công ước quốc tế mà Việt Nam có thể tham gia thêm: như Công ước quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969; Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1971; Hiệp định ASEAN về Bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên, 1985; Công ước về sử dụng các sông ngòi quốc tế không phải giao thông thủy...
- Chính Phủ nên cho nghiên cứu và rà soát đối chiếu lại một cách có hệ thống các công ước quốc tế với các luật pháp của quốc tế để có thể phát hiện ra những gì còn chưa khớp, thiếu, hoặc mâu thuẫn; để có các biện pháp xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống luật trong nước phù hợp với các công ước quốc tế, thông lệ quốc tế và lợi ích quốc gia.
- Chính Phủ cũng cần xây dựng nhanh chóng khả năng quốc gia về việc thực hiện các công ước quốc tế, cũng như việc theo dõi, thúc đẩy và kiểm soát thực hiện.