Hợp tác quốc tế trong việc sử dụng nguồn nước trên các lưu vực

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 76 - 77)

sông quốc tế và bảo đảm thực hiện quyền

- Tăng cường hợp tác chia sẻ, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở hệ thống sông Hồng nói riêng, các sông, lưu vực sông quốc tế tại Việt Nam nói chung trên nguyên tắc: bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; đảm bảo tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính, đồng thời bảo đảm diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế; bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh tại lưu vực sông Hồng và các lưu vực sông khác trển lãnh thổ Việt Nam.

- Mặc dù Việt Nam có 9 lưu vực sông quốc tế (trực tiếp với Trung Quốc, Lào và Campuchia), nhưng đến nay chỉ có một cơ cấu hợp tác sông quốc tế được hình thành đó là Ủy hội sông Mê-kông quốc tế (MRC) với 04 thành viên: Lào, Thái Lan và Campuchia, Việt Nam. MRC cũng là tổ chức lưu vực sông cấp vùng duy nhất ở Đông Nam Á. Chính vì tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế trong việc phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan 17. Với vị trí, vai trò của hệ

71

thống sông Hồng trong phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, Bắc Bộ nói chung. Nhu cầu đặt ra là cần cơ chế hợp tác quốc tế để cùng nhau khai thác, chia sẻ các lợi ích, giá trị của sông Hồng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Qua đó, huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo, duy trì an ninh nguồn nước cũng như việc cung cấp nước sạch cho người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Thỏa thuận ký với Trung Quốc phải chú trọng vào tính minh bạch, trao đổi thông tin, bình đẳng về lợi ích, giải quyết các vấn đề tranh chấp, kiểm soát ô nhiễm, các dự án và cam kết chung nhằm ngăn chặn những hành động làm nguy hại đến tài nguyên nước.

- Tạo điều kiện và tăng cường những cuộc đối thoại có tính chất xây dựng và hợp tác chặt chẽ các thể chế về nước sẽ hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tranh chấp nguồn nước chung giữa hai quốc gia và qua đó có thể giúp cải thiện lưu lượng nước cũng như chất lượng nguồn nước tại hạ lưu.

- Trong Nghị quyết tuyên bố quyền tiếp cận nước sạch và hợp vệ sinh là một quyền con người cơ bản đứng độc lập (2010) đã kêu gọi các quốc gia và các tổ chức quốc tế hợp tác toàn cầu để cung cấp các quỹ và công nghệ cho những nước đang phát triển để tăng cường các nỗ lực nhằm cung cấp nước và điều kiện vệ sinh an toàn, sạch, có thể tiếp cận và giá cả phải chăng cho tất cả người dân.

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)