Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 93 - 99)

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành công nghiệp và năng lượng

Vấn đề bảo vệ môi trường nước trong ngành công nghiệp là bảo đảm kiểm soát phân bố công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp theo đặc thù ô nhiễm và thực hiện sản xuất sạch hơn. Cụ thể là vấn đề kiểm soát đầu vào công nghiệp, tạo cơ hội cho sản xuất sạch hơn phát huy hiệu quả. Cần giảm thiểu số lượng xả thải vào môi trường mà chưa qua xử lý.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành xây dựng

Lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước trong quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn. Xây dựng các chế tài nhằm kiểm soát chặt vấn đề xả thải tại các công trường xây dựng, các điểm thi công và trên các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. Tăng cường mật độ cây xanh trong các đô thị, trồng thêm cây xanh trên các đường phố, mở rộng các công viên. Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có, xóa các điểm ngập úng cục bộ, thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành giao thông vận tải

Lồng ghép các vấn đề bảo vệ nguồn nước trong quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng về mặt môi trường nước của phương tiện giao thông vận tải đường thủy. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng, dầu nhập khẩu, pha chế và sản xuất trong nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định, đặc biệt chú trọng tới hàm lượng chì trong xăng và hàm lượng sunfa trong dầu. Tăng cường quản lý nguồn thải dầu mỡ và sự cố tràn dầu trong hoạt động giao thông đường thủy.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Cần quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư và xây dựng các hệ thống giết mổ tập trung.

88

Quản lý chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiêu hủy gia súc, gia cập bị dịch bệnh theo đúng yêu cầu quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đối với sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực cần nhiều nước cho việc tưới tiêu, và xả thải trực tiếp không qua xử lý. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật.

Đối với khai thác và nuôi trồng thủy sản. Cần có quy hoạch và phương thức nuôi trồng thủy sản hợp lý về mặt môi trường. Tránh các hoạt động khai thác và nuôi trồng làm ảnh hưởng đến môi trường nước tự nhiên tại các khu vực đặc thù.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành du lịch

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường du lịch. Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động du lịch trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch…

Tăng cường tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều hình thức về bảo đảm chất lượng môi trường và tài nguyên di lịch là một trong những biện pháp quảng cáo xúc tiến du lịch hiệu quả nhất và bền vững nhất.

Tăng cường hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường nước trong du lịch nói riêng thông qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch như Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội du lịch châu Âu (ETC)…hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)…

89

KẾT LUẬN

Một tiến trình dài trong lịch sử từ Tuyên bố Stockholm 1972 đến nay, một điều có thể dễ dàng nhận ra là thế giới đang nỗ lực trong việc chung tay giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển. Từ những nhận thức sơ khai ban đầu, con người đã phát triển nó qua các thời kỳ, điều đó được thể hiện rõ qua các sự kiện lớn như RIO 92, RIO+10 và RIO + 20. Qua nội dung trao đổi tại các Hội nghị, đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân loại, cùng nhau tiến tới một xã hội theo đúng nghĩa phát triển bền vững, cùng nhau xóa đói giảm nghèo, cùng nhau giải quyết biến đổi khí hậu và cùng nhau phát triển…Tuy nhiên, thế giới với gần 8 tỷ người, với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ lớn, nhỏ, mức độ phát triển khác nhau thì để đạt được sự đồng thuận trong phát triển bền vững nói chung và bảo đảm an ninh nguồn nước nói riêng là điều vô cùng khó khăn, cần sự nỗ lực hơn nữa từ các quốc gia, đặc biệt là từ các nước phát triển để đưa ra hướng giải quyết trong tương lai.

Hội nghị Thượng đỉnh tại Jonhanesburg – Nam Phi, 2002, nước dã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển. Liên Hiệp quốc cũng đã lấy ngày 22-3 hàng năm là ngày quốc tế về nước để mọi người và các cơ quan chức năng nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.

Việt Nam là quốc gia không còn giàu có về tài nguyên nước. Vấn đề nguồn nước cạn kiệt, giảm chất lượng, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, hạn hán, nước biển xâm nhập đồng bằng... ngày càng trở thành nguy cơ lớn đe dọa đối với nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất tại nhiều địa phương, khiến cho mỗi đe dọa an ninh nguồn nước được đặt lên hàng đầu.

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149km, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài là 519km và có chung 80km sông Hồng ở đường biên giới giữa hai quốc gia. Vùng đất hình thành quanh hạ lưu sông Hồng được gọi là vùng đồng bằng sông Hồng có tổng lượng sử dụng từ 130 – 150 tỷ m3/năm, như vậy là 50% diện tích sông Hồng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Với ưu thế là quốc gia thượng nguồn, Trung Quốc đã tiến hành đắp đập giữ nước, thậm chí nắn dòng chảy của sông Hồng ở thượng nguồn. Nếu như thiếu nước, Việt Nam sẽ không thể phát triển

90

được, chưa kể đến việc sẽ phải nhượng bộ quốc gia trên thượng nguồn con sông về nhiều mặt để có nước. Giải pháp hợp tác quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng đặt ra rất quan trọng và cấp bách, Việt Nam cần chủ động và có biện pháp cụ thể hợp tác khai thác tài nguyên nước với Trung Quốc trên lưu vực sông, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, chia sẻ và bảo vệ tài nguyên nước.

Ngày 28/7/2010, Nghị quyết tuyên bố quyền tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường là quyền cơ bản con người, đứng độc lập với các quyền cơ bản khác được Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua. Nghị quyết thể hiện rằng

tuyên bố quyền đối với nước uống, điều kiện vệ sinh sạch và an toàn là một quyền con người mà cần thiết cho việc thụ hưởng đầy đủ các quyền đối với cuộc sống.

Nghị quyết thể hiện mối quan tâm sâu sắc rằng: 884 triệu người thiếu tiếp cận với nước uống an toàn; gần hai tỷ người sống trong các khu vực căng thẳng về nước; ba tỷ người không có nước dùng trong vòng một km từ ngôi nhà của họ; cứ tám giây có một trẻ em chết do bệnh truyền qua đường nước, trong khi có thể phòng ngừa được nếu được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh đầy đủ. Để xu hướng này có sự thay đổi, việc công nhận quyền con người được tiếp cận nước sạch sẽ tạo tiền đề để Liên Hợp quốc hoạch định chính sách giải quyết các yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng nước trên thế giới và nhiệm vụ đặt ra đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế cần có sự hợp tác trong đảm bảo an ninh nguồn nước và cần có sự giải thích rõ hơn nội dung quyền tiếp cận nước sạch, nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng áp dụng cho từng quốc gia.

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Vương Anh (2013), “An ninh môi trường – Một yếu tố của tăng trưởng bền vững”, Tạp chí Lý luận chính trị. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (9), tr. 72.

2. Bộ Công an (2003), Tổng hợp tình hình an ninh môi trường thế giới, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường quốc gia, Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo Môi trường quốc gia, Môi trường nước mặt, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2008), Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, Tài liệu dịch do Wolfgang Benedek chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kì II năm 2014, Hà Nội.

7. Cục Quản lý Môi trường (2011), Báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ở Việt Nam, Hà Nội.

8. Bùi Đức Hiển (2011), Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (11), tr.22.

9. Nghiên Kim Hoa và Vũ Công Giao (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội. 10. Trần Thị Hòe và Vũ Công Giao (2011), Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong

pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

11. Lê Bắc Huỳnh (2013), Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ mất an ninh nguồn nước ở Việt Nam, đăng trên web Cục quản lý tài nguyên nước,http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tainguyennu oc/Suy-giam-tai-nguyen-nuoc-va-nguy-co-mat-an-ninh-nguon-nuoc-o-Viet- Nam-2757 [truy cập 11-9-2014].

92

12. Đào Minh Hương (2012), Tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Quyền cơ bản của con người, đăng trên web Viện nghiên cứu quyền con người,http://ihs.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Lists/TapChiSoMoi/ViewDetail.as px?ItemID=32 [truy cập 11-9-2014].

13. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

15. Hoàng Thế Liên (2009), Pháp luật môi trường Việt Nam – Thực trạng và định hướng hoàn thiện, NXB Tư pháp, Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Long (2010), Các giải pháp đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, (8), tr.38.

17. Đào Trọng Tứ, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân (2011), “Tổ chức quản lý lưu vực sông ở Việt Nam. Quyền lực và thách thức”, Hội thảo sông ngòi Việt Nam, Hà Nội.

18. Viện nghiên cứu quyền con người (2008), Bình luận và khuyến nghị chung của các Ủy ban công ước thuộc Liên Hợp Quốc về quyền con người, NXB Công an nhân dân, tr 171-196, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

19. Brahma Chellaney (2012), “Asia’s worsening water crisis”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol.54, No.2, pp.143-156.

20. Human Rights Council (2009). Report of the UN Independent Expert on the issue of human rights obligations related to access to safe drinking water and sanitation. Catarina de Albuquerque, A/HRC/12/24, New York.

21. Harry Verhoeven (2013), Big is beautiful: Megadams, African water security, and China’s role in the new global political economy, Global Water Forum’s Emerging Scholars Award, available on http://www.Globalwaterforum. org/2012/10/16/big-is-beautiful-megadamsafricanwater securit-and-chinas- role-in-the-new-global-political-economy/ [Accessed:11-9-2014].

93

22. Hodgson, S (2004), Land and water - the rights interface, FAO, available on http://www.fao.org/docrep/007/y5692e/y5692e05 [Accessed: 11-9-2014]. 23. John Scanlon, Angela Cassar and Naemi Nemes (2004), Water as Human

Right?, ICUN Environmental Policy Law Paper No. 51.

24. Manisuli Ssenyonjo (2009), “The Right to Health: Article 12”, Economic, Social and Cultural Rights in International Law, Oxford: Hart Publishing, pp. 313-335.

25. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (2005),

Economic, Socila and Cultural Rights. Handbook for National Human Rights Institution, UNITED NATIONS: New York and Geneva.

26. Peter H. Gleick (1998), The human right to water, Water Policy 1, pp.12-13. 27. UNESCO (2009), Outcome of an international experts’ meeting on the Right

to Water (UNESCO), Paris.

28. UN Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (2009), Sustaninable Agriculture and Food Security in Asia and the Pacific, Bankok, pp. 63.

29. UN Economic and Social Commision for Asia and the Pacific (2009), Sate of the Environment in Asia and the Pacific, Bankok.

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)