Khả năng tiếp cận

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 62 - 68)

Tiếp cận với nước sạch có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc một số bệnh phổ biến và đóng góp vào sự phát triển kinh tế dài hạn và phúc lợi xã hội. Đây chính là mô ̣t trong những m ục ti êu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) nhằm giúp nâng cao chất lươ ̣ng cuô ̣c sống ta ̣i các nước đang phát triển.

Hiện người dân Việt Nam đang sử dụng nước sinh hoạt từ 5 nguồn: nước máy do nhà máy nước, trạm cấp nước cung cấp; nước giếng đã qua xử lý do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; nước giếng do người dân tự đào, khoan; nước mưa và nước sông (tập trung chủ yếu ở các khu dân cư nghèo ven sông).

2.2.1.1. Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch tại các khu đô thị

Theo như kết quả thống kê năm 2010, mới chỉ có khoảng 62% người dân đô thị có thể tiếp cận được với nước sạch tận nhà. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% mạng lưới phân phối đạt tiêu chuẩn nước sạch.

Hiện nay, công suất các hệ thống cấp nước còn hạn chế do sự đầu tư không đầy đủ các nhà máy xử lý nước, các mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối nước sạch. Do đó, tỷ lệ rò rỉ và thất thoát nước sạch ở Hà Nội lên đến 49%, ở Nam Định lên tới 40%. Công suất cấp nước tại các khu đô thị ở đồng bằng sông Hồng đạt mức 4,5 triệu m3/ngày, tương đương 77% công suất thiết kế. Mặc dù công suất cấp nước đã được nâng cấp gấp 2, 3 lần so với năm 1975, 1990, nhưng do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên và dân số

57

tăng nhanh (đồng bằng sông Hồng là khu vực đông dân nhất trên cả nước, chiếm 22,7% dân số trên cả nước) nên hệ thống cấp nước chưa đáp ứng được hầu hết nhu cầu của dân cư thành thị. Vì thế, hai phần ba dân tại đô thị không có hệ thống cấp nước; nhiều nhà máy nước không có mạng lưới phân phối nên đã hoạt động dưới công suất thiết kế.

Việc người dân sử dụng nước sinh hoạt không đủ về số lượng, không bảo đảm chất lượng không chỉ ở nông thôn mà ở cả các đô thị lớn. Theo kế hoạch đến năm 2010, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là 95%, nhưng trên thực tế chỉ tiêu này chỉ đạt 84% vào năm 2009 và 88% vào năm 2010. Tuy nhiên, chưa đến 60% trong số họ có đường ống nước đầu nối tại nhà; số còn lại phải lấy nước từ các đường ống chung hoặc dùng nước giếng. Các huyện lị thường có ít dịch vụ nước cơ bản. Tiêu chuẩn dịch vụ hiện nay rất thấp, cả về khối lượng, cũng như chất lượng, chưa nói đến tỷ lệ thất thoát nước cao [7].

Tại đô thị, đối tượng được thụ hưởng nguồn nước sạch chủ yếu là nước dùng cho sinh hoạt (chiếm 70% lượng nước), còn lại là nước dùng cho sản xuất công nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, dịch vụ, y tế, tưới đường. Nước sạch cho đô thị đến chủ yếu từ các nhà máy xử lý nước và lấy từ hệ thống nước ngầm. Khu vực Hà Nội, chủ yếu nước được cung cấp là nước ngầm được khai thác ở các quận trung tâm của thành phố và khu vực ngoại ô phía Tây Nam sông Hồng. Nhưng từ những năm 90, mối đe dọa về nguồn nước ngầm đã được dự báo với tình hình mực nước ngầm hạ thấp tại các giếng, lượng nước ngầm khai thác giảm, ô nhiễm nước ngầm và sụt lún đất. Vì vậy, Hà Nội đã cấm khai thác và sử dụng nước ngầm trong khu vực nội thành và đề ra nguyên tắc giảm dần sự khai thác và sử dụng nước ngầm trong khu vực nội thành, phát triển cấp nước trong thời gian tới chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt lấy từ sông Đà, sông Hồng và sông Đuống. Hơn nữa, khái niệm nước sạch vẫn cần phải xem xét lại ngay cả với các nhà máy nước tại các đô thị lớn tại Hà Nội. Việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ quan chuyên môn tại nơi cấp và nơi nhận vẫn còn là vấn đề chưa thống nhất.

Các khu đô thị tại đồng bằng sông Hồng được hình thành trên vùng đồng

58

bằng phù sa, bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều hoặc mực nước theo mùa của sông Hồng, dẫn đến việc tiêu thoát nước tự nhiên gặp khó khăn vào mùa mưa. Khi mưa lớn thường gây ngập ngay lập tức với thời gian kéo dài từ 1 – 12 tiếng.

Đa số các khu đô thị, hệ thống thoát nước mưa và nước thải là hệ thống cống chung, nên nước thải chỉ xử lý sơ bộ qua bể phốt và xả thẳng vào các cống chung hay trực tiếp vào môi trường, gần 10% nước thải đô thị được xử lý (tương đương 250 ngàn m3/ngày được xử lý so với 3 triệu m3/ngày được thải ra). Rất ít khu vực đô thị có hệ thống thoát nước gồm mạng lưới ống cống và nhà máy xử lý nước thải. Nước thải của thành phố Hà Nội đổ vào các hệ thống cống ngầm, sau đó chảy vào 4 con sông của hệ thống sông Tô Lịch: sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ và sông Tô Lịch, sau đó đổ vào sông Nhuệ và ra sông Hồng. Một phần của Hà Nội chưa có hệ thống cống ngầm thu gom thì nước thải được thải trực tiếp vào các kênh hoặc sông kể trên. Tổng lượng nước thải được xử lý tại Hà Nội chỉ chiếm khoảng 5%.

Việc tái sử dụng nước thải tại Hà Nội chủ yếu là để trồng rau và nuôi cá tại các huyện ngoại thành như Gia Lâm, Hoàng Mai và Thanh Trì với cách thức bơm nước từ 4 con sông thuộc sông Tô Lịch vào hệ thống kênh, mương từ đó phân phối vào các khu sản xuất, nuôi trồng.

Việc tiếp tục cải tạo, mở rộng hệ thống phân phối nước sẽ là một vấn đề ưu tiên của ngành cấp nước không chỉ ở các đô thị ở đồng bằng sông Hồng nói riêng mà tại các đô thị ở Việt Nam nói chung. Giai đoạn tới, các công trình sẽ được đầu tư để lấy nước thô, xây dựng đường ống truyền tải, nhà máy xử lý nước, đường ống vận chuyển và đường ống phân phối để đến từng khu vực.

2.2.1.2. Khả năng tiếp cận nước sạch tại vùng nông thôn

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn còn khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị trong việc tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Rất nhiều hộ gia đình nghèo ở nông thôn ngày nay vẫn chưa có nước sạch hoặc nhà vệ sinh. Năm 2004, chỉ có 48% hộ dân nông thôn có nước sạch trong khi con số đó tại thành phố là 82%. Chỉ có khoảng 16% hộ gia đình nông thôn có nước sạch đạt chuẩn. Nhiều hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan, nước sông, ao, hồ hoặc kênh tưới tiêu chưa qua xử lý.

59

Nước sạch tại nông thôn là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải là nước đã được xử lý như ở các thành phố lớn, có thể coi nước này là nước hợp vệ sinh. Có hai hình thức dịch vụ cấp nước sạch ở nông thôn: 1) Do cộng đồng thực hiện, gồm UBND xã, thị trấn, hợp tác xã dịch vụ, công ty công ích, công ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân, tổ hợp tác; 2) Các trạm cấp nước do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh trực tiếp quản lý. Theo điều tra cho thấy, cơ cầu nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính ở các hộ gia đình vùng nông thôn hiện nay như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng khơi, 1,8% nước mưa, 11,7% nước máy, 7,5% nước suối đầu nguồn, 11% nước sông ao hồ, 3,7% nguồn nước khác 12.

Do các phương tiện cấp nước và vệ sinh chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Điều đó đã ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người dân, đến phát triển kinh tế và xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2008, các bệnh liên quan đến nước: tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100.000 dân). Năm 2009 tình hình cũng chưa được cải thiện, tỷ lệ mắc tiêu chảy là 1081,66/100.000… Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam được nêu tại Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nƣớc và vệ sinh ở Việt Nam

STT Nội dung Tỷ lệ/

số lƣợng

1 Tỷ lệ trẻ em tử vong trước 1 tuổi/1000 trẻ em 24

2 DALYs do cách bệnh liên quan đến nước và vệ sinh (năm) 765.738 3 Tỷ lệ % DALYs do các bệnh liên quan đến nước trong

tổng DALYs 6%

4 Số tử vong do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh/năm 14.531

5 Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh 3%

Nguồn: Đánh giá của WASH: Vietnam Water, Sanitation and Hygiene Sector Brief, 2011

60

Tính đến cuối những năm 1990, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ khoảng 30%, mức tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ đạt chưa đến 1% trong suốt thời kỳ 1987-1999 (Báo cáo quốc gia MDG 2010). Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đề ra mục tiêu 85% số dân nông thôn trên cả nước được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015. Mặc dù đã được ưu tiên đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch từ các Chương trình và dự án, trên thực tế, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa sử dụng nước sạch vẫn còn thấp, khoảng 41 triệu dân nông thôn chưa có nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Chỉ có 8% dân số nông thôn có nước máy tại nhà hoặc có đường ống dẫn nước vào sân, 82% có thể lấy nước từ các nguồn đã được cải thiện ở bên ngoài nhà, và 10% vẫn phải lấy nước từ các nguồn chưa được cải thiện.

Các chương trình mục tiêu khác như Chương trình 134, 135 hướng tới giảm nghèo và phát triển ở khu vực miền núi và người dân tộc thiểu số cũng thiết kế để người dân được tiếp cận tốt hơn tới các dịch vụ môi trường, tiếp cận nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (RRDRWASS), giai đoạn 1 từ năm 2005 – 2013 được thực hiện thí điểm tại bốn tỉnh Nam Ðịnh, Hải Dương, Thái Bình và Ninh Bình đã cấp nước sạch cho 1,3 triệu người, chiếm khoảng 80% dân số vùng nông thôn. Hầu hết số hộ nghèo tại các xã vùng dự án đã được tiếp cận nguồn nước sạch. Với kết quả đã đạt được, Việt Nam đã ký chính thức Hiệp định tín dụng với Hiệp hội Phát triển quốc tế (WB) về việc WB cho Việt Nam vay ưu đãi 200 triệu USD trong thời gian 20 năm để thực hiện RRDRWASS cho tám tỉnh tiếp theo được nhân rộng là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam và Thanh Hóa, trong thời gian từ năm 2013 đến 2017. Mục tiêu hướng đến xây dựng, cải tạo điều kiện tiếp cận nước sạch cho hơn 1,7 triệu người dân tại 240 xã với 340.000 điểm đấu nối cấp nước tới hộ gia đình thông qua các hệ thống cấp nước tập trung.

Chính sách xã hội hóa cấp nước sạch và tiếp nhận RRDRWASS từ Ngân hàng thế giới (WB) tại các vùng nông thôn thuộc đồng bằng sông Hồng với những

61

kết quả đạt được đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn nước sạch và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.

Nhìn bình diện chung trên toàn khu vực, có nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn về tiếp cận nguồn nước từ điều kiện địa lý, tài chính và không thể không nhắc đến hạn chế trong nhận thức của một bộ phận dân cư nông thôn về nước sạch, vệ sinh môi trường và tác động chúng đến sức khỏe. Chính vì nhận thức hạn chế, nhiều người không dành lựa chọn ưu tiên trong phân bổ tài chính cho việc sử dụng nước hợp vệ sinh. Người dân vẫn lưu giữ tập quán sử dụng máng dẫn, nước suối và nước ao hồ để sinh hoạt. Tại không ít địa phương, sau khi hệ thống cấp nước được xây xong, hoặc là người dân hoàn toàn không sử dụng đến hoặc chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng và bổ sung nước từ các nguồn chưa được cải thiện, dẫn đến tình trạng không mong muốn là không đủ tài chính để vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Chính vì vậy cần tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hành vi của người dân trong việc sử dụng nước sạch. Đây cũng là một trong những thành công mà RRDRWASS đã đạt được hiệu quả cao.

Cùng với thực trạng chung về tính tiếp cận nước sạch trên cả nước, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng cũng không nằm ngoài.

Dựa trên sự phân bổ dân cư đồng bằng sông Hồng có quy mô dân số lớn nhất trên cả nước 20.146.759 người (nông thôn: 13.847.476 người, thành thị 6.299.283 người, theo khảo sát dân số thời điểm 1/4/2012), chiếm 22,7% dân số cả nước. Căn cứ và tình trạng thực tế sử dụng nước sạch hiện nay, và phần nhiều nhờ vào Dự án cấp nước sạch quốc gia, 80% dân số vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng được tiếp cận với nước hợp quy chuẩn (trong khi đó tính bình quân cả nước là 70%). Điều này chứng tỏ, khi giai đoạn 2 của Chương trình được triển khai đồng loạt tại 8 tỉnh, những người dân vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là khu vực nông thôn sẽ nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đáp ứng chỉ tiêu để ra đến năm 2015 là 85% người dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 55% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế với số lượng 60lít/người/ngày.

62

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)