Tính công bằng

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 71)

Nhờ vào Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng

66

bằng sông Hồng được khởi động từ năm 2003 đã giúp cho việc tiếp cận nước sạch ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng được cải thiện rất nhiều, giảm khoảng cách với khu vực đô thị. Nhưng vẫn còn khác biệt rất lớn giữa các nhóm mức sống, giữa thành thị và nông thôn và tính bền vững chưa cao. Theo thống kê năm 2010, 62% dân số thành thị được tiếp cận nước sạch, trong khi đó ở vùng nông thôn chỉ chiếm 40%. Việc sử dụng và dự trữ nước sạch ở Việt Nam đang còn khó khăn thì mục tiêu 100% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia, mỗi người 60l/ngày vào năm 2020 được đánh giá khó thực hiện. Không thể thực hiện nhiệm vụ này mà chỉ thông qua được một chương trình Dự án cấp nước sạch, mà cần nhiểu biện pháp, giải pháp toàn diện.

RRDRWASS mới chỉ tập trung cho đối tượng là người dân vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến các đối tượng là trẻ em và những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi để giải quyết vấn đề bình đẳng, công bằng trong tiếp cận nước sạch. Hiện nay, đang triển khải chỉ có dự án “Nước sạch và Vệ sinh cho trẻ em” do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ thực hiện giai đoạn 2012-2016 tại 7 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang và Đồng Tháp.

Việc sử dụng các nguồn nước sạch vẫn còn không cân xứng giữa khu vực đô thị và nông thôn, và giữa những khu vực dân cư trong các khu đô thị bởi những ưu tiên của Nhà nước trong quy hoạch, phát triển khu đô thị cũng như tập trung vào khu vực nông thôn trọng điểm mà chưa tập trung khu vực vùng sâu, vùng xa. Phương án đặt ra cần chia sẻ nguồn vốn đầu tư các công trình nước sạch ở vùng cao, vùng xa để sớm cân bằng nhu cầu sử dụng nước.

Do số tiền để trả tiền nước chỉ bằng 0,4% thu nhập bình quân đầu người (trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực là 3% đến 5%) đã khiến một bộ phận người dânsử dụng nước lãng phí, đặc biệt người dân tại các khu đô thị, trong khi đó tại vùng sâu, vùng xa người dân phải đi bộ hàng km mỗi ngày để đèo từng can nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Bênh cạnh đó, dù giá nước còn thấp nhưng do vô tình hay cố ý mà tỷ lệ thất thoát nước tại các thành phố lớn (Hà Nội, 49%; Nam Định,

67

40%...) là con số cần quan tâm. Nếu so sánh với tổng lượng nước sạch cung cấp tại thành phố Hà Nội hiện nay khoảng 1,5 triệu m3/ngày thì cứ 3m3

nước làm ra thì bị thất thoát 1m3. Nếu nhân với giá nước bình quân 5.300 đồng mỗi mét khối cho 500.000 mét khối nước thất thoát tại Hà Nội, số tiền nước thất thoát mỗi năm sẽ là một con số khổng lồ lên đến gần 1.000 tỉ đồng.

Các cộng đồng nghèo vẫn phải gánh chịu thiệt hại kinh tế, sức khỏe do thiếu nước. Ở những vùng rất khô hạn, số lượng người nghèo nông thôn ngày càng tăng và đó là những người sẽ coi trọng các quyền lợi và điều kiện tiếp cận nguồn nước cho sản xuất lương thực, chăn nuôi và các mục đích sinh hoạt hơn so với điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục. Sự khan hiếm và cạnh tranh ngày càng tăng về nguồn nước là một mối đe dọa lớn đối với công cuộc giảm nghèo trong lâu dài. Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cần tăng cường đầu tư vào các dự án liên quan đến nước để phát triển nông thôn vì lợi ích của người nghèo.

68

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CƠ CHẾ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƢỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƢỚC SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng

An ninh quốc gia thường đi kèm với tính bí mật và cạnh tranh cao, trong khi đó để giải quyết được các mối đe dọa về môi trường lại cần phải có các hành động minh bạch và hợp tác. Các chính sách về an ninh môi trường của Việt Nam cũng vậy, sẽ vừa phải cân nhắc tới nguyên tắc bí mật, vừa phải minh bạch để cùng huy động được tối đa sự tham gia trong giải quyết các xung đột môi trường.

Hội nhập quốc tế và khu vực là tất yếu – mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thúc đẩy phát triển nhiều tiềm năng của đất nước; song tất yếu cũng có những thách thức phải đối mặt trong nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có an ninh môi trường. Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ môi trường ở 5 phân ngành, đó là: dịch vụ xử lý nước thải; dịch vụ xử lý rác thải; dịch vụ làm sạch khí thải; dịch vụ xử lý tiếng ổn; dịch vụ đánh giá tác động môi trường. Do vậy, hội nhập quốc tế đi cùng với phát triển dịch vụ môi trường là nhu cầu cấp thiết ở Việt Nam.

Hợp tác quốc tế về nhân quyền là một trong những ưu tiên của Việt Nam thời gian qua. Trong phạm vi khu vực, cùng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã đóng góp tích cực trong việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và việc Tuyên bố Nhân quyền ASEAN đã được lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN thông qua tháng 11/2012 sẽ tạo cơ sở bảo đảm, tăng cường hợp tác và bảo vệ nhân quyền ở khu vực, trong đó vấn đề môi trường cũng rất được quan tâm.

Với mục đích tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực phục vụ cho việc bảo đảm tốt hơn các quyền con người, Việt Nam chủ trương tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của Liên

69

hợp quốc có liên quan đến quyền con người; tham gia tích cực và có trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền; thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các Công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại song phương thường kỳ.

3.1.1. Hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường

Để đảm bảo hội nhập và hợp tác quốc tế về môi trường hiệu quả, Việt Nam cần phải tham gia các công ước quốc tế về môi trường cũng như sớm có chính sách thực thi các công ước hiệu quả. Việc tham gia và phê chuẩn các Công ước quốc tế sẽ góp phần đẩy nhanh sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề liên quan tới việc nâng cao trách nhiệm tham gia công ước, thành lập đầu mối quốc gia để thống nhất theo dõi và quản lý thực hiện, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia cho phù hợp nhằm thực hiện tốt các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

Tham gia vào các sáng kiến môi trường và hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực trên nguyên tắc đảm bảo chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi, đặc biệt tranh thủ sự hợp tác của các nước trong khu vực biển Đông.

Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách triển khai đồng bộ.

Cần chủ động giải quyết các vấn đề môi trường có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: WTO, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương; duy trì và phát triển quan hệ đối tác với các Hiệp hội mà Việt Nam là thành viên (ASEAN, ASEM…) và các đối tác khác.

Với mỗi lĩnh vực, Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải có những định hướng chính sách hội nhập phù hợp, để đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và sự gắn kết phát triển hài hòa lợi ích chung với các nước. Điều đó đòi hỏi:

- Việt Nam cần phải thực thi nghiêm chỉnh các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Hiện nay Việt Nam tham gia khoảng hơn 15 Công ước quốc tế về môi trường.

70

- Chính Phủ nên xem xét các Công ước quốc tế mà Việt Nam có thể tham gia thêm: như Công ước quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969; Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1971; Hiệp định ASEAN về Bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên, 1985; Công ước về sử dụng các sông ngòi quốc tế không phải giao thông thủy...

- Chính Phủ nên cho nghiên cứu và rà soát đối chiếu lại một cách có hệ thống các công ước quốc tế với các luật pháp của quốc tế để có thể phát hiện ra những gì còn chưa khớp, thiếu, hoặc mâu thuẫn; để có các biện pháp xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống luật trong nước phù hợp với các công ước quốc tế, thông lệ quốc tế và lợi ích quốc gia.

- Chính Phủ cũng cần xây dựng nhanh chóng khả năng quốc gia về việc thực hiện các công ước quốc tế, cũng như việc theo dõi, thúc đẩy và kiểm soát thực hiện.

3.1.2. Hợp tác quốc tế trong việc sử dụng nguồn nước trên các lưu vực sông quốc tế và bảo đảm thực hiện quyền sông quốc tế và bảo đảm thực hiện quyền

- Tăng cường hợp tác chia sẻ, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở hệ thống sông Hồng nói riêng, các sông, lưu vực sông quốc tế tại Việt Nam nói chung trên nguyên tắc: bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; đảm bảo tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính, đồng thời bảo đảm diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế; bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh tại lưu vực sông Hồng và các lưu vực sông khác trển lãnh thổ Việt Nam.

- Mặc dù Việt Nam có 9 lưu vực sông quốc tế (trực tiếp với Trung Quốc, Lào và Campuchia), nhưng đến nay chỉ có một cơ cấu hợp tác sông quốc tế được hình thành đó là Ủy hội sông Mê-kông quốc tế (MRC) với 04 thành viên: Lào, Thái Lan và Campuchia, Việt Nam. MRC cũng là tổ chức lưu vực sông cấp vùng duy nhất ở Đông Nam Á. Chính vì tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế trong việc phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan 17. Với vị trí, vai trò của hệ

71

thống sông Hồng trong phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, Bắc Bộ nói chung. Nhu cầu đặt ra là cần cơ chế hợp tác quốc tế để cùng nhau khai thác, chia sẻ các lợi ích, giá trị của sông Hồng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Qua đó, huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo, duy trì an ninh nguồn nước cũng như việc cung cấp nước sạch cho người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Thỏa thuận ký với Trung Quốc phải chú trọng vào tính minh bạch, trao đổi thông tin, bình đẳng về lợi ích, giải quyết các vấn đề tranh chấp, kiểm soát ô nhiễm, các dự án và cam kết chung nhằm ngăn chặn những hành động làm nguy hại đến tài nguyên nước.

- Tạo điều kiện và tăng cường những cuộc đối thoại có tính chất xây dựng và hợp tác chặt chẽ các thể chế về nước sẽ hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tranh chấp nguồn nước chung giữa hai quốc gia và qua đó có thể giúp cải thiện lưu lượng nước cũng như chất lượng nguồn nước tại hạ lưu.

- Trong Nghị quyết tuyên bố quyền tiếp cận nước sạch và hợp vệ sinh là một quyền con người cơ bản đứng độc lập (2010) đã kêu gọi các quốc gia và các tổ chức quốc tế hợp tác toàn cầu để cung cấp các quỹ và công nghệ cho những nước đang phát triển để tăng cường các nỗ lực nhằm cung cấp nước và điều kiện vệ sinh an toàn, sạch, có thể tiếp cận và giá cả phải chăng cho tất cả người dân.

3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nƣớc vùng đồng bằng sông Hồng từ cách tiếp cận quyền với nƣớc sạch vùng đồng bằng sông Hồng từ cách tiếp cận quyền với nƣớc sạch

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế đảm bảo quyền con người đối với môi trường

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tài nguyên nước sao cho phù hợp với các quy định pháp luật tại các ngành luật khác có liên quan. Các quy định pháp lý, các chính sách và các chiến lược hiện có cần được xem xét lại để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh từ quyền sử dụng nước cả ở cấp độ quốc gia và cả ở cấp độ người dân.

Về mặt pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chưa giải quyết được chính là việc xác định vị trí của đạo luật này trong hệ thống pháp luật và xử lý mối quan hệ giữa đạo luật này với các đạo luật có liên quan trong đó có các đạo luật về tài nguyên (Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản v.v.) và các đạo

72

luật có liên quan khác (chẳng hạn như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp v.v.). Thực tế quá trình áp dụng Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng cho thấy, do thiếu quy phạm xử lý mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường và các đạo luật có liên quan mà trong trường hợp có sự chồng lấn, mâu thuẫn giữa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường (hoặc các văn bản hướng dẫn luật này) với các quy định trong các đạo luật khác (hoặc các văn bản hướng dẫn các đạo luật này) thì việc chọn quy phạm nào để áp dụng cho hợp lý có khá nhiều lúng túng, vướng mắc. Yêu cầu đặt ra là:

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ môi trường 2005 theo hướng mở rộng hơn về phạm vi điều chỉnh. Rà soát, sửa đổi các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan quản lý môi trường cấp trung ương và địa phương; bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường các lưu vực sông, làng nghề, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp; môi trường nôn thôn, miền núi, biển và hải đảo; các quy định về quản lý chất thải, phế liệu, sản phẩm thải bỏ; hoàn thiện các công cụ kinh tế và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; xem xét việc luật hóa các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

+ Cần bổ sung các quy định về sự tham gia của cộng đồng, cung cấp và phổ biến thông tin trong quản lý và bảo vệ môi trường nước vào các văn bản dưới Luật, hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

+ Cần xem xét, bổ sung các văn bản hướng dẫn quy định cụ thể đối với công tác điều tra, thống kê và đánh giá nguồn thải, đặc biệt là nguồn thải tại các lưu vực sông.

+ Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Xây dựng, ban hành các quy chuẩn cho một số lĩnh vực sản xuất đặc thù và sản xuất làng nghề.

- Quyền được sống trong môi trường trong lành đã trở thành quyền Hiến định trong Hiến pháp hiện hành, và vẫn được tiếp tục thừa nhận, mở rộng trong

Một phần của tài liệu Tài liệu An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)