Đánhgiá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.6. Đánhgiá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

Để hoạt động dạy học mang lại hiệu quả thì việc đánh giá luôn luôn là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, việc đánh giá này đƣợc thực hiện trong cả một quá trình để thấy đƣợc sự tiến bộ trong sự rèn luyện của học sinh.

Đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và đƣợc diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của

27

GV, từ đó biết đƣợc mức độ đạt đƣợc của HS trong biểu điểm đang đƣợc sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

Để đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS, GV cần thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS. Thiết kế công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp đo đƣợc mục tiêu của chủ đề, mức độ đạt đƣợc về phẩm chất và năng lực của từng HS để đánh giá kết quả hoạt động.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS đƣợc thực hiện theo quy trình 7 bƣớc. Quy trình này đƣợc thể hiện cụ thể: 1. Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá; 2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá; 3. Xác định các tiêu chí/kĩ năng thể hiện của năng lực; 4. Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt đƣợc cho mỗi kĩ năng; 5. Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng; 6. Thiết kế công cụ đánh giá; 7. Thẩm định và hoàn thiện công cụ. Do đó đánhgiá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực HS, cần phải xác định đƣợc hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định đƣợc các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn đƣợc những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực.

1.4. Quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở

1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với công tác quản lý dạy học trải nghiệm môn lịch sử

Trong công tác quản lý dạy học trải nghiệm môn lịch sử, ngƣời Hiệu trƣởng giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có đƣợc duy trì đều đặn, có đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía ngƣời Hiệu trƣởng kiểm tra đánh giá, nhắc nhở thƣờng xuyên thì hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử sẽ đi vào nề nếp và ngƣợc lại.

Muốn vậy nó đòi hỏi trƣớc hết ở ngƣời Hiệu trƣởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho HS trong nhà trƣờng. Khi đã hiểu đƣợc vị trí, vai trò và tác dụng của dạy học trải nghiệm môn lịch sử, hiệu trƣởng sẽ lên kế hoạch năm học, đƣa các hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử vào kế hoạch và chỉ đạo cho tổ, nhóm chuyên môn tổ chức thực hiện. Hiệu trƣởng chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy

28

học trải nghiệm môn lịch sử, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nề nếp và trở thành sinh hoạt thƣờng kỳ trong nhà trƣờng THCS.

Chất lƣợng chuyên môn môn Lịch sử sẽ đƣợc nâng lên một phần không nhỏ từ chính các hoạt động dạy học trải nghiệm. Bởi thế ngƣời Hiệu trƣởng trong nhà trƣờng phải có kế hoạch cụ thể, giao cho ngƣời phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong kỳ, trong năm, hoàn toàn chủ động, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng trong đó có hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử.

Hiệu trƣởng là ngƣời chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và cũng là ngƣời kiểm tra giám sát, đánh giá chất lƣợng của các hoạt động này.

Hiệu trƣởng phải là ngƣời xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

1.4.2. Nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở

Lập kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở phải đƣợc bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đƣợc đƣa vào kế hoạch chung của nhà trƣờng, phải đƣợc tập thể nhà trƣờng trao đổi, bàn bạc và thông qua vào đầu mỗi năm học. Kế hoạch này nhằm đạt mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm đồng thời góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của từng nhà trƣờng. Hiệu trƣởng lập kế hoạch bao gồm những nội dung sau:

- Nghiên cứu nội dung môn Lịch sử trong chƣơng trình giáo dục phổ thông để làm căn cứ cho việc xác định chủ đề/bài học, mục tiêu, nội dung, phƣơng thức tổ chức dạy học trải nghiệm cho phù hợp.

- Đánh giá thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng liên quan đến tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh, làm rõ các nguồn lực đáp ứng hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS.

29

- Lựa chọn đƣợc những hoạt động trải nghiệm cần tiến hành theo từng chủ đề môn học ở từng tuần, tháng, kỳ và theo năm học; cách thức tiến hành dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

- Chuẩn bị các nguồn lực đáp ứng yêu cầu dạy học trải nghiệm môn Lịch sử có hiệu quả.

- Dự kiến kết quả đạt đƣợc của việc tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS.

Trên cơ sở đó, Hiệu trƣởng lập kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Các công việc cần làm là:

- Hiệu trƣởng thực hiện phân cấp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử với các cấp độ: Cấp độ Trƣờng, Khối, Lớp tƣơng ứng với mỗi loại kế hoạch trên lại có kế hoạch hoạt động theo năm, theo học kỳ và theo tháng. Các kế hoạch này cần có sự thống nhất, kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử của khối lớp phải nằm trong kế hoạch dạy học trải nghiệm chung của trƣờng.

- Trong kế hoạch, căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trƣờng và khả năng của học sinh để xác định các nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử phù hợp với HS từng khối lớp. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động dạy học trải nghiệm phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tƣơng ứng.

Các GV và các nhân lực liên quan tham gia vào xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, trong đó, cán bộ, viên chức ở các bộ phận khác cung cấp thông tin về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để triển khai kế hoạch.

1.4.2.2. Tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở

Tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng THCS là quá trình sắp xếp, phân bổ nhân sự vào công việc, phân bổ quyền hành và nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Quá trình tổ chức kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử gồm:

- Thành lập ban chỉ đạo dạy học trải nghiệm môn Lịch sử gồm Hiệu trƣởng hoặc Phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn hoặc GV bộ môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhiệm vụ giúp hiệu trƣởng xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử hàng năm và chỉ đạo thực hiện chƣơng trình, kế hoạch đó.

30

- Hiệu trƣởng sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trƣởng phải biết đƣợc phẩm chất và năng lực của từng ngƣời, mặt mạnh, mặt yếu để giao việc.

- Phổ biến mục tiêu, yêu cầu của việc dạy học trải nghiệm môn Lịch sử; chỉ đạo bộ phận chuyên môn, tổ trƣởng (nhóm trƣởng) môn Lịch sử cùng giáo viên môn Lịch sử xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.

- Phổ biến kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đến các thành viên trong ban chỉ đaọ tổ chức thảo luận biện pháp, định hƣớng triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức tọa đàm, giao lƣu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trƣờng bạn về kinh nghiệm thực hiện dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng.

- Phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài trƣờng để thực hiện hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử diễn ra trong nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng, các lực lƣợng giáo dục có ảnh hƣởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng, phụ huynh, GV, CBQL và HS.

Việc giáo dục học sinh không chỉ có nhà trƣờng và gia đình mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trƣờng giáo dục: gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Hiệu trƣởng tổ chức hình thành mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân phụ trách liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm nhƣ phối hợp với Tổng phụ trách Đội, lực lƣợng GV chủ nhiệm, Chi Đoàn, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đoàn phƣờng, xã, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa… cùng phối hợp để tổ chức thực hiện hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng cần tổ chức bồi dƣỡng cho các lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử những kiến thức, hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động này sao cho có hiệu quả.

Để tổ chức thực hiện hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử, cần huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài chính khác nhau nhƣ: ngân sách nhà nƣớc, nguồn từ cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn từ các tổ chức ngoài trƣờng tài trợ từ cá nhân và tổ chức ngoài trƣờng,…

31

1.4.2.3. Chỉ đạo dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh trƣờng THCS là sự can thiệp của Hiệu trƣởng vào toàn bộ các quá trình quản lí dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh để bảo đảm việc thực hiện dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đƣợc diễn ra theo đúng hƣớng, đúng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Việc chỉ đạo dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trƣởng biết cách kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tạo điều kiện cho ngƣời dƣới quyền đƣợc phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.

Chỉ đạo thực hiện dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THCS bao gồm những nội dung sau:

+ Chỉ đạo xây dựng chƣơng trình, kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh dựa trên kế hoạch chung của nhà trƣờng; Việc xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh THCS cần chi tiết theo khối lớp, tính liên tục về nội dung giữa các khối lớp học sinh trong nhà trƣờng đảm bảo phát triển ở học sinh năng lực cá nhân. CBQL chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh dựa trên kế hoạch hoạt động và định hƣớng hoạt động ngoại khóa của trƣờng.

+ Chỉ đạo GV đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phƣơng pháp dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh. Việc đa dạng các hình thức dạy học trải nghiệm môn lịch nhằm đảm bảo cho học sinh: Sẵn sàng, hứng thú và tích cực tham gia trải nghiệm; Có khả năng suy nghĩ về những gì đã trải nghiệm; Là ngƣời ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề dựa vào những ý tƣởng mới thu đƣợc từ trải nghiệm.

+ Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch, phân bổ thời gian thực hiện, phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để thực hiện chƣơng trình và kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

+ Chỉ đạo rà soát, đầu tƣ, tăng cƣờng cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

+ Chỉ đạo giáo viên thực hiện nhận xét đánh giá kết quả tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử có tác dụng tạo động lực cho việc tổ chức dạy học trải nghiệm phát triển và hiệu quả.

32

Để dạy học trải nghiệm diễn ra có hiệu quả cần đến tính đến mức đầu tƣ tài chính cho các hoạt động dạy học trải nghiệm cũng nhƣ các lực lƣợng tham gia, vấn đề an toàn cho học sinh và cán bộ giáo viên tham gia dạy học trải nghiệm môn lịch sử.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trƣởng trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử của giáo viên, học sinh trong nhà trƣờng, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác này đƣợc thực hiện giúp Hiệu trƣởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đƣa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.

Để làm tốt công tác này Hiệu trƣởng cần: Xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử sát với mục đích yêu cầu của từng chủ đề hoạt động trong môn lịch sử. Việc đánh giá phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục để hạn chế đến mức thấp nhất những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch. Có thể sử dụng nhiều hình thức đánh giá nhƣ: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia.

Kiểm tra hoạt động học tập, tự rèn luyện của học sinh về các nội dung trải nghiệm môn Lịch sử để biết đƣợc mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức chung cũng nhƣ các kiến thức mà các em lĩnh hội đƣợc từ các hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin, giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động của mình.

Kiểm tra hoạt động giáo dục của giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Đồng thời hiệu trƣởng thƣờng xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của giáo viên, dự giờ giảng của giáo viên ở những bài học có nội dung liên quan đến hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử …) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng.

33

Kiểm tra đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh và mức độ đạt đƣợc về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh. Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra đƣợc những mặt đạt đƣợc và chƣa đƣợc của hoạt động trải nghiệm.

Do vậy việc kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm phải khách quan, chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)