Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái trên 30 CBQL và GV tại câu hỏi số 3 (phụ lục 1) và câu hỏi số 7 (phụ lục 2). Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng sau:

54

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

TT Nội dung kế hoạch

Mức độ hiệu quả (n=30) X Thứ tự Tốt Đạt Chƣa đạt SL % SL % SL % 1

Nghiên cứu nội dung môn Lịch sử trong chƣơng trình giáo dục phổ thông để xác định chủ đề/bài học, mục tiêu, nội dung, phƣơng thức tổ chức dạy học dạy học trải nghiệm cho phù hợp

13 43,3 14 46,7 3 10,0 2,33 3

2

Đánh giá thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng liên quan đến tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử dạy học trải nghiệm cho học sinh...

14 46,7 14 46,7 2 6,7 2,40 1

3

Xác định rõ mục tiêu có tính khả thi khi thực hiện giảng dạy môn Lịch sử dạy học trải nghiệm cho học sinh

10 33,3 17 56,7 3 10,0 2,23 5

4

Lựa chọn đƣợc những hoạt động trải nghiệm cần tiến hành theo từng chủ đề của bộ môn theo tuần, tháng, kỳ và theo năm học...

10 33,3 16 53,3 4 13,3 2,20 6

5

Sắp xếp thời gian, công việc theo tiến độ một cách phù hợp, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

13 43,3 15 50,0 2 6,7 2,37 2

6

Dự kiến kết quả từ việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

11 36,7 17 56,7 2 6,7 2,30 4

55

Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái đƣợc đánh giá thực hiện ở mức đạt với 2,31 điểm.

Có 2/6 nội dung đƣợc đánh giá thực hiện ở mức cao dao động từ 2,37 đến 2,40 điểm. Nội dung Đánh giá thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của nhà trường, địa phương liên quan đến tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử dạy học trải nghiệm cho học sinh được đánh giá thực hiện ở mức cao nhất - mức tốt với 2,40 điểm. Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử thì yếu tố không thể thiếu là các nguồn lực cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. Cô N.T.N.O, Hiệu trƣởng trƣờng THCS Yên Ninh cho biết: “Xây dựng kế hoạch quản lý, trong đó có kế hoạch dạy học phần trải nghiệm môn học là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách khoa học và có chất lượng”.

Nội dung 4 Lựa chọn được những hoạt động trải nghiệm cần tiến hành theo từng chủ đề của bộ môn theo tuần, tháng, kỳ và theo năm học đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất với 2,20 điểm đứng vở vị trí thứ 6. Nội dung 3 Xác định rõ mục tiêu có tính khả thi khi thực hiện giảng dạy môn Lịch sử dạy học trải nghiệm cho học sinh và 6 Dự kiến kết quả từ việc tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử dạy học trải nghiệm đƣợc đánh giá ở vị trí 4 và 5 với 2,30 điểm và 2,25 điểm. Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái đƣợc xây dựng theo chủ đề của môn học theo tuần, tháng, năm. Nhƣ vậy có tuần thì có chủ đề, có tuần thì không có chủ đề, có khi một tháng có vài ba hoạt động, có tháng lại không có hoạt động nào. Việc xây dựng các kế hoạch cho các chủ đề thƣờng đƣợc xây dựng gấp rút, không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện khó đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Cô L.T.H, GV trƣờng THCS Lê Hồng Phong cho biết: “Việc tiến hành các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử được tiến hành theo từng đợt hoạt động kèm theo chủ đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng ban chức năng. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của hoạt đông trải nghiệm cho học sinh không cao” .

56

Trao đổi với cô N.T.N, tổ trƣởng tổ Khoa học xã hội trƣờng THCS Yên Thịnh: “nếu kế hoạch trải nghiệm dạy học Lịch sử cho học sinh được nhóm chuyên môn trình lên CBQL từ đầu năm học được CBQL quan tâm phê duyệt ngay từ đầu, xét đến tính tổng thể của kế hoạch trải nghiệm dạy học môn Lịch sử với kế hoạch trải nghiệm của các môn học khác trong trường thì hiệu quả hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử được nâng lên rất nhiều”. Điều này đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý của CBQL cần sát sao hơn nữa, quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch trải nghiệm môn Lịch sử để có thể đồng bộ với kế hoạch dạy học trải nghiệm của các tổ, nhóm chuyên môn trong trƣờng.

2.3.2. Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái trên 30 CBQL và GV tại câu hỏi số 4 ( phụ lục 1) và câu hỏi số 8 (phụ lục 2). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

TT Nội dung Mức độ hiệu quả (n=30) X Thứ tự Tốt Đạt Chƣa đạt SL % SL % SL % 1

Phân công Ban giám hiệu phụ trách chuyên môn đề điều hành hoạt động, huy động và phối hợp các nguồn lực thực hiện dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

16 53,3 11 36,7 3 10,0 2,43 1

2

Phổ biến mục tiêu, yêu cầu của việc dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

15 50,0 12 40,0 3 10,0 2,40 2

3

Phổ biến kế hoạch tổ chức đến các thành viên trong ban chỉ đao tổ chức thảo luận biện pháp, định hƣớng triển khai thực hiện kế hoạch

77

+ Kỹ năng xác định chủ đề, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

+ Kỹ năng thiết kế hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

+ Kỹ năng thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dƣỡng cho GV tại nhà trƣờng. Cách làm có hiệu quả nhất là thông qua các lớp bồi dƣỡng chuyên đề lịch sử, các buổi hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm cho GV, nhất là hoạt động thực hành các kỹ năng sƣ phạm theo hƣớng đổi mới trong giờ lên lớp hàng ngày, trong các buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi ngoại khóa và trong các giờ sinh hoạt lớp cần đƣợc quan tâm tổ chức thƣờng xuyên. Nhƣ vậy việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử sẽ đƣợc tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có chất lƣợng hơn.

Mặt khác, CBQL chỉ đạo mời chuyên gia về dạy học trải nghiệm các trƣờng đại học tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề Lịch sử cho GV trong nhà trƣờng.

c. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trƣởng phải coi trọng hoạt động bồi dƣỡng giáo viên, chỉ đạo việc chuẩn bị đầy đủ nguồn tài liệu, học liệu, thiết bị dạy học… cho công tác bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng.

- Hiệu trƣởng thƣờng xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc và hoàn cảnh gia đình của giáo viên, nhu cầu của GV để cử GV thực hiện bồi dƣỡng.

- Đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Lịch sử phải hiểu sâu sắc về lĩnh vực này, thành thạo trong việc thiết kế, tổ chức dạy học trải nghiệm, nhiệt huyết, trách nhiệm với công tác bồi dƣỡng

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử với kế hoạch tổng thể của nhà trường về dạy học trải nghiệm các môn học khác

a. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất của các kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử với các kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng về dạy học trải nghiệm các môn học khác, tránh chồng chéo, tạo nên sự ổn định của việc thực thi kế hoạch, tăng cƣờng tƣơng tác, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau của đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học khác nhau trong nhà trƣờng, góp phần giúp cho dạy học trải nghiệm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

78

b. Về nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và các môn học khác của nhà trƣờng. Kế hoạch này phải căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của hiệu trƣởng. Kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử phải xác định rõ:

- Mục tiêu cần đạt đƣợc trên các mặt hoạt động trong năm học.

- Xây dựng chƣơng trình hành động, các bƣớc tiến hành cụ thể, các biện pháp chính để tổ chức thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng quá trình thực hiện công việc.

- Hiệu trƣởng cần chỉ đạo xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử, cách thức tiến hành, các lực lƣợng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lƣợng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt đƣợc và các tiêu chí đánh giá.

- Phân công trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm cho HS. Hiệu trƣởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử của tổ, của GV trong trƣờng.

Kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và các môn học khác đƣợc thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để thống nhất thực hiện. Hàng tháng trong các cuộc họp hội đồng cần thông qua kế hoạch tháng để đội ngũ GV nắm rõ và thực hiện tốt. Hiệu trƣởng chỉ đạo và hƣớng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm mô Lịch sử cho từng đơn vị lớp, từng khối lớp. Hiệu trƣởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học kỳ, cho tháng, mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lƣợng tham gia, vai trò của giáo viên, phụ huynh và các lực lƣợng xã hội trong quá trình tham gia hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt đƣợc, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng và giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm. Phát huy tối đa năng lực của các thành viên trong nhà trƣờng. Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng bên ngoài nhà trƣờng.

79

- Ngay từ đầu năm học hiệu trƣởng phải xây dựng và phê duyệt kế hoạch trải nghiệm chung cho cả năm học của trƣờng, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ cho từng hoạt động để làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử tránh chồng chéo với các hoạt động khác của nhà trƣờng.

3.2.4. Chỉ đạo huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh

a/ Mục tiêu

Thực hiện dạy học trải nghiệm đòi hỏi phải có những điều kiện đảm bảo về mặt thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất…Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan đoàn thể chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp trên địa bàn,... nhằm đảm bảo các điều kiện cần có để tổ chức tốt các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Thực hiện biện pháp này, Hiệu trƣởng cần tiến hành những công việc sau:

- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn trƣờng thảo luận các nội dung, chƣơng trình, kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

- Chỉ đạo cán bộ Đoàn các cấp bám sát nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ của Đoàn để hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử phù hợp trong cả năm, theo khối lớp.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh, các bảo tàng, điểm di tích văn hóa để triển khai tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nhằm huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn lực thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Hiệu trƣởng cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng – gia đinh – xã hội tham gia để tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

- Hiệu trƣởng khuyến khích Đoàn thanh niên chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ngoài trƣờng để tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh. Xây dựng cơ chế phối hợp với Đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nhƣ tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về

80

truyền thống của Đoàn trong dịp 26/3, thi tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam, câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”… Bằng hình thức sân khấu hóa, đối thoại, xem video… trong đó có sự tham gia trực tiếp của học sinh và bày tỏ chính kiến của mình về những nội dung Lịch sử đƣợc trải nghiệm trong thực tiễn.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo phối hợp huy động các nguồn lực xã hội ở địa phƣơng để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh, huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ về kinh phí để cải tạo lại lớp học, đầu tƣ phòng truyền thống nhà trƣờng phong phú, trong phòng truyền thống trƣng bày trang phục dân tộc của HS, hiện vật thể hiện nét đặc trƣng về văn hóa của các dân tộc.

c/ Điều kiện thực hiện

- Hiệu trƣởng phải xây dựng tốt mối quan hệ với các lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nhƣ GV, Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp địa phƣơng,… để nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

- Cha mẹ học sinh phải ý thức đƣợc trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trƣờng để tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục.

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lƣợng giáo dục khác trong nhà trƣờng phải thống nhất, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc triển khai kế hoạch dạy học trải nghiệm cho học sinh.

3.2.5. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm môn Lịch sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)