Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Để tìm hiểu nhận thức về hình thức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng THCS, chúng tôi khảo sát GV ở câu hỏi 5 (phụ trong lục 2). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

TT Hình thức Mức độ thực hiện (n=20) X Thƣờng xuyên Thỉnh

thoảng Chƣa thực hiện

SL % SL % SL % 1 Hội thi 8 40,0 11 55,0 1 5,0 2,35 2 Tham quan di tích lịch sử 5 25,0 13 65,0 2 10,0 2,15 3 Tổ chức sự kiện lịch sử 7 35,0 12 60,0 1 5,0 2,30 4 Câu lạc bộ lịch sử 9 45,0 10 50,0 1 5,0 2,40 5 Diễn đàn lịch sử 7 35,0 11 55,0 2 10,0 2,25

Điểm trung bình chung 2,29

Qua khảo sát cho thấy:

Tất cả các hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái đều đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thỉnh thoảng với ĐTB là 2,29 điểm.

2/5 hình thức đƣợc đánh giá thực hiện một cách thƣờng xuyên nhất là Câu lạc bộ Lịch sử và Hội thi về Lịch sử với số điểm trung bình lần lƣợt là 2,40 và 2,35 điểm. Về hình thức câu lạc bộ lịch sử, các nhà trƣờng tổ chức câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”. Dƣới sự dẫn dắt của GV lịch sử, câu lạc bộ thƣờng xuyên tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ với các chủ đề đề khác nhau nhƣ: “Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam thời kỳ Lý -Trần”; “Thăng Long Hà Nội xƣa và nay”; “Việt Nam thời kỳ tiền sử”; “Văn

49

lang – Âu Lạc nhà nƣớc đầu tiên trong Lịch sử dân tộc”,… Tại các buổi sinh hoạt những ngƣời làm chƣơng trình (GV, cán bộ Đoàn, thành viên CLB) bên cạnh việc bổ sung kiến thức Lịch sử cho các bạn HS còn cố gắng lồng ghép các hoạt động chơi, những trò chơi vừa mang tính thể chất vui nhộn, vừa mang tính trí tuệ nhƣ: hoạt động chơi lăn bóng vào vòng tròn, chuyển bóng bằng trán, vƣợt chƣớng ngại vật lên ghép tranh, hay cả những hoạt động nhƣ: lật mảnh ghép tìm di sản, mật mã ô chữ… Em N.A.M, HS lớp 7A1 trƣờng THCS Yên Ninh tỏ ra vô cùng thích thú với những buổi sinh hoạt của CLB, em cho biết:“Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” thực sự là một hình thức giáo dục, một sân chơi thật sự bổ ích đã giúp chúng em yêu thích môn Lịch sử hơn, có ý thức tìm hiểu về nguồn cội của quê hương, đất nước”

Hình thức “Tổ chức hội thi/ cuộc thi lịch sử” đƣợc tổ chức vào các ngày lễ lớn của dân tộc, nhƣ ngày Quốc khánh 2/9 hoặc ngày truyền thống đoàn 26/3, HS tham gia hoạt động dựng trại và trang trí trại trên sân trƣờng, với sự hƣớng dẫn của GV, các em HS tự làm bánh lẳng, xôi ngũ sắc, cá suối nƣớng, bánh chƣng, bánh trôi màu, cơm lam ngũ sắc, bánh trứng kiến... cùng các loại rau rừng nhƣ măng đắng, rau dớn, bắp chuối rừng, đặc sản mật ong rừng… để trƣng bày tại các trại của mỗi lớp. Trong buổi hội trại, HS với trang phục của dân tộc mình hào hứng giới thiệu về các món ăn tới các thầy cô và bạn bè. Đây là cuộc trải nghiệm sáng tạo đầy thú vị, sinh động qua nét văn hóa ẩm thực quê hƣơng.

Trong thời gian qua các trƣờng THCS thành phố Yên Bái cũng đã cố gắng tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử bằng hình thức tham quan các di tích lịch sử. Chẳng hạn các em đƣợc đi thăm bảo tàng Yên Bái, đƣợc tiếp cận một bảo vật quốc gia, đó là thạp đồng Hợp Minh, một hiện vật rất có giá trị mang dấu ấn đậm nét của một giai đoạn Lịch sử phát triển rực rỡ ở Yên Bái - thời kỳ văn hóa Đông Sơn; rìu đồng Đông Sơn; thạp đồng Đông Sơn; trống đồng Đông Sơn; sƣu tập tiền cổ; sƣu tập sắc phong; bộ sƣu tập trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái… và nhiều hiện vật lớn nhƣ nhà sàn dân tộc Thái, tháp Hắc y; máy bay Mic 21 của Trung đoàn 921, Sƣ đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân… các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh… Tất cả các hiện vật của Bảo tàng đƣợc đội ngũ cán bộ, nhân viên Bảo tàng

50

dày công sƣu tầm, khai quật tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh Yên Bái giúp học sinh tìm hiểu một cách dễ dàng theo thời tiền sử, sơ khai, phong kiến, cận hiện đại. Thông qua các buổi trải nghiệm đi thăm di tích Lịch sử nhƣ vậy, gắn kết lý thuyết với thực tiễn, tạo hiệu ứng tốt cho học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phƣơng. Em T.T.N lớp 9A trƣờng THCS Yên Ninh nói: “Qua buổi tham quan, em thấy rất bổ ích. Em được ngắm nhìn các hiện vật lịch sử, nghe thuyết minh, từ đó hiểu hơn về truyền thống cách mạng của quê hương, thêm trân trọng giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương”.

Điều đáng lƣu ý, có hiện tƣợng nhiều HS cảm thấy không hứng thú với các hình thức học tập trải nghiệm còn lại. Em N.M.K lớp 8C trƣờng THCS Lê Hồng Phong cho biết: “Các hoạt động như tổ chức câu lạc bộ lịch sử, tổ chức cuộc thi lịch sử, tổ chức diễn đàn lịch sử, tổ chức sự kiện Lịch sử thì hầu như dành cho một số ít các bạn có sở thích về Lịch sử hào hứng tham gia tìm hiểu, còn em sau định hướng theo ngành khoa học tự nhiên, nên em thường chỉ cố gắng học tập các nội dung bài học trên lớp thôi”. Điều này cũng là vấn đề đặt ra đối với công tác đổi mới, đa dạng hơn nữa các hình thức hoạt động dạy học trải nghiệm cho HS để lôi cuốn các em tham gia vào học môn lịch sử.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy hình thức tham quan di tích Lịch sử đƣợc các nhà trƣờng tổ chức ở mức ít thƣờng xuyên nhất (ĐTB 2,15 theo đánh giá của GV) nhƣng đƣợc nhiều HS yêu thích. Qua trao đổi trực tiếp và nghiên cứu hồ sơ chúng tôi đƣợc biết để tổ chức trải nghiệm bằng hình thức tham quan di tích Lịch sử yêu cầu giáo viên cần có một quá trình chuẩn bị vô cùng công phu nhƣ xác định địa điểm tham quan, lập kế hoạch đi tham quan cụ thể, chuẩn bị tài chính, chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lƣợng hỗ trợ trong quá trình tham quan trải nghiệm, đồng thời phải đảm bảo an toàn cho HS trong suốt quá trình tham quan trải nghiệm. Vì vậy, tại các trƣờng mỗi năm hoạt động tham quan di tích Lịch sử trải nghiệm môn Lịch sử thƣờng chỉ tổ chức 1 lần/1 năm học cho HS các khối nhƣng đem lại hiệu quả giáo dục đối với học sinh.

51

2.2.5. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Để tìm hiểu phƣơng pháp dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng THCS, chúng tôi khảo sát GV ở câu hỏi 6 (phụ trong lục 2). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.7. Thực trạng phƣơng pháp tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

TT Phƣơng pháp Mức độ thực hiện (n=20) X Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa thực hiện SL % SL % SL % 1 Phƣơng pháp thuyết trình 12 60,0 6 30,0 2 10,0 2,50 2 Phƣơng pháp đàm thoại 9 45,0 10 50,0 1 5,0 2,4 3 Thảo luận theo nhóm 7 35,0 12 60,0 1 5,0 2,30 4 Phƣơng pháp đóng vai 5 25,0 12 60,0 3 15,0 2,10 5 Phƣơng pháp tổ chức trò

chơi 8 40,0 11 55,0 1 5,0 2,35

6 Phƣơng pháp tranh luận

lịch sử 9 45,0 9 45,0 2 10,0 2,35

7 Phƣơng pháp dạy học Lịch

sử theo dự án 6 30,0 10 50,0 4 20,0 2,10

Điểm trung bình chung 2,33

Các phƣơng pháp tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thỉnh thoảng với ĐTB là 2,33 điểm. Các phƣơng pháp đƣợc CBQL, GV đánh giá thực hiện ở mức thƣờng xuyên nhất là phƣơng pháp thuyết trình (2,50 điểm), phƣơng pháp đàm thoại (2,40 điểm), phƣơng pháp tổ chức trò chơi và phƣơng pháp tranh luận Lịch sử (ĐTB đều là 2.35). Các phƣơng pháp còn lại đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thỉnh thoảng, dao động từ 2,10 điểm – 2,30 điểm.

52

Hai phƣơng pháp đàm thoại và thuyết trình là cách GV sử dụng lời nói trình bày các nội dung về các chủ đề lịch sử, chủ điểm Lịch sử trong quá trình dạy học trải nghiệm. Tuy vậy việc làm dụng quá nhiều hai phƣơng pháp này dễ gây đến sự nhàm chán của HS. Điều này đòi hỏi GV phải tích cực kết hợp đa dạng các phƣơng pháp trong dạy học trải nghiệm để thu hút HS hơn.

Phƣơng pháp đóng vai và dạy học Lịch sử theo dự án bị đánh giá ở mức thấp nhất với 2,10 điểm. Để chuẩn bị cho một buổi học trải nghiệm có sử dụng các biện pháp này đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị vô cùng kỹ lƣỡng về kịch bản tiết học đồng thời chuẩn bị về trang phục, lời thoại nhân vật,… rất chu đáo. Vì vậy một số GV ít sử dụng phƣơng pháp này.

Thông qua hình thức phỏng vấn sâu, chúng tôi đi tìm hiểu hiệu quả của các phƣơng pháp dạy học trải nghiệm môn Lịch sử của GV. Chúng tôi nhận thấy HS tỏ ra hào hứng với phƣơng pháp tổ chức trò chơi lịch sử. Đây là phƣơng pháp học thông qua chơi. Trò chơi Lịch sử có thể đƣợc sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử nhƣ làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức Lịch sử đã đƣợc tiếp nhận,…. Các trò chơi thƣờng đƣợc sử dụng trong dạy học trải nghiệm Lịch sử nhƣ Rung chuông vàng, Ô chữ bí mật, Mật mã lịch sử,…Điều này chứng tỏ phƣơng pháp tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đã đem lại hiệu quả nhất định. Em T.T.L, HS lớp 9B trƣờng THCS Lê Hồng Phong cho biết: “Chúng em rất thích các ô chữ lịch sử. Các ô chữ này cung cấp các kiến thức, dữ liệu Lịch sử một cách tự nhiên giống như một trò chơi vậy, chúng em không cảm thấy áp lực phải học Lịch sử”

Bên cạnh đó, phƣơng pháp dạy học trải nghiệm môn Lịch sử bằng phƣơng pháp tranh luận lịch sử cũng mang lại hiệu quả đối với HS. Thông qua tranh luận Lịch sử các em có cách nhìn đa chiều về các sự kiện, về các nhân vật Lịch sử nhƣ sự kiện nhà Hồ thay thế nhà Trần, nhà Mạc thay thế nhà Lê, sự kiện Nguyễn Huệ tấn công ra Bắc, về công - tội của nhà Nguyễn đối với Lịch sử dân tộc; hay nhân vật Lịch sử có những việc làm gây nhiều tranh cãi nhƣ: Dƣơng Vân Nga, Phan Thanh

53

Giản…Em T.T.N, HS lớp 8A3 trƣờng THCS Yên Ninh cho biết: “Để tham gia các buổi học có chủ đề tranh luận các vấn đề lịch sử, bản thân em phải cố gắng tìm tòi các dữ liệu liên quan đến các nhân vật, các sự kiện Lịch sử để có thể đưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm của mình trước lớp”.

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhân thấy phƣơng pháp đóng vai cũng mang lại hiệu quả giáo dục nhất định khi tạo nên hứng thú cho HS trong quá trình học tập. HS không chỉ chủ động tìm hiểu và chọn nhân vật Lịch sử các em yêu thích mà còn tái hiện lại hình ảnh nhân vật bằng hiểu biết và cảm nhận của mình. Đây là phƣơng pháp dạy học giúp bộ môn Lịch sử trở nên gần gũi với học sinh, từ đó các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức và ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Em T.H.H, HS lớp 8A5 trƣờng THCS Nguyễn Du cho biết “Để cosplay nhân vật, chúng em phải học, phải đọc tìm hiểu thật chi tiết về nhân vật, kiến thức Lịch sử để hóa thân sao cho đúng và chuẩn. Và việc tìm hiểu này đã giúp chúng em thích học Lịch sử hơn”.

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, các phƣơng pháp tranh luận lịch sử, tổ chức trò chơi, đóng vai là những phƣơng pháp có tác dụng kích thích tính tích cực, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. Tuy nhiên, các phƣơng pháp này chƣa đƣợc giáo viên thƣờng xuyên sử dụng trong quá trình dạy học. Vì vậy, việc chỉ đạo đa dạng hóa các phƣơng pháp, hình thức dạy học trong dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái là cấp thiết.

2.3. Thực trạng nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái trung học cơ sở thành phố Yên Bái

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái trên 30 CBQL và GV tại câu hỏi số 3 (phụ lục 1) và câu hỏi số 7 (phụ lục 2). Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng sau:

54

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

TT Nội dung kế hoạch

Mức độ hiệu quả (n=30) X Thứ tự Tốt Đạt Chƣa đạt SL % SL % SL % 1

Nghiên cứu nội dung môn Lịch sử trong chƣơng trình giáo dục phổ thông để xác định chủ đề/bài học, mục tiêu, nội dung, phƣơng thức tổ chức dạy học dạy học trải nghiệm cho phù hợp

13 43,3 14 46,7 3 10,0 2,33 3

2

Đánh giá thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng liên quan đến tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử dạy học trải nghiệm cho học sinh...

14 46,7 14 46,7 2 6,7 2,40 1

3

Xác định rõ mục tiêu có tính khả thi khi thực hiện giảng dạy môn Lịch sử dạy học trải nghiệm cho học sinh

10 33,3 17 56,7 3 10,0 2,23 5

4

Lựa chọn đƣợc những hoạt động trải nghiệm cần tiến hành theo từng chủ đề của bộ môn theo tuần, tháng, kỳ và theo năm học...

10 33,3 16 53,3 4 13,3 2,20 6

5

Sắp xếp thời gian, công việc theo tiến độ một cách phù hợp, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

13 43,3 15 50,0 2 6,7 2,37 2

6

Dự kiến kết quả từ việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

11 36,7 17 56,7 2 6,7 2,30 4

55

Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái đƣợc đánh giá thực hiện ở mức đạt với 2,31 điểm.

Có 2/6 nội dung đƣợc đánh giá thực hiện ở mức cao dao động từ 2,37 đến 2,40 điểm. Nội dung Đánh giá thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của nhà trường, địa phương liên quan đến tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử dạy học trải nghiệm cho học sinh được đánh giá thực hiện ở mức cao nhất - mức tốt với 2,40 điểm. Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử thì yếu tố không thể thiếu là các nguồn lực cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. Cô N.T.N.O, Hiệu trƣởng trƣờng THCS Yên Ninh cho biết: “Xây dựng kế hoạch quản lý, trong đó có kế hoạch dạy học phần trải nghiệm môn học là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử phải căn cứ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)