Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về dạy học trải nghiệm môn lịch sử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về dạy học trải nghiệm môn lịch sử

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên các trƣờng THCS thành phố Yên Bái về vai trò của dạy học trải nghiệm, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 1 (phụ lục 1) về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và thu đƣợc kết quả sau đây: Có 23 CBQL, GV (76,6%) đƣợc hỏi cho rằng dạy học

41

trải nghiệm môn Lịch sử quan trọng, còn 7 CBQL, GV (23,4%) cho rằng DHTN cũng bình thƣờng nhƣ các hoạt động khác trong nhà trƣờng và không có ai cho là không quan trọng. Kết quả này cho thấy CBQL, GV các nhà trƣờng đã có nhận thức tƣơng đối tích cực về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Thực trạng này sẽ ảnh hƣởng đến việc tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS.

Để tìm hiểu nhận thức về bản chất của dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng THCS, chúng tôi khảo sát CBQL, GV ở câu hỏi 2 (phụ trong lục 2). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về bản chất của dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng THCS

STT

Nội dung

SL

(n=30) %

1 Là hoạt động dạy học Lịch sử đƣợc tiến hành bên

ngoài trƣờng học 2 6,7

2 Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử có thể tiến hành ở cả

trong và ngoài nhà trƣờng 8 26,7

3 Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp 4 13,3

4 Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là một hình thức

tổ chức dạy học theo chủ đề 16 53,3

Kết quả khảo sát nhận thức của GV về bản chất của dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng THCS cho thấy: đa số GV đã hiểu đúng về bản chất của dạy học trải nghiệm môn Lịch sử khi lựa chọn các phƣơng án trả lời Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học theo chủ đề (53,3%); Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử có thể tiến hành ở cả trong và ngoài nhà trường(26,7%). Cô N.K.L, Gv trƣờng THCS Lê Hồng Phong cho rằng cho rằng: “Dạy học môn Lịch sử gắn liền với các hoạt động như trò chơi lịch sử, sân khấu hóa, diễn đàn, hội thi, cuộc thi, tham quan di tích lịch sử…Các hoạt động này chính là các hình thức của hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử”.

Tuy nhiên vẫn còn một số thầy cô hiểu chƣa đúng về bản chất dạy học trải nghiệm môn Lịch sử khi cho rằng dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là hoạt động được tiến hành bên ngoài nhà trường (6,7%) hay chỉ đơn thuần là hoạt động ngoài giờ lên lớp (13,3%). Trên thực tế, việc tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử có

42

thể tiến hành trong giờ học nội khóa trên lớp chứ không nhất thiết là hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc chỉ đƣợc tiến hành bên ngoài nhà trƣờng. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng, bản chất của dạy học trải nghiệm nói chung, dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nói riêng là cần thiết.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)