Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm

sự tham gia trực tiếp của học sinh và bày tỏ chính kiến của mình về những nội dung Lịch sử đƣợc trải nghiệm trong thực tiễn.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo phối hợp huy động các nguồn lực xã hội ở địa phƣơng để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh, huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ về kinh phí để cải tạo lại lớp học, đầu tƣ phòng truyền thống nhà trƣờng phong phú, trong phòng truyền thống trƣng bày trang phục dân tộc của HS, hiện vật thể hiện nét đặc trƣng về văn hóa của các dân tộc.

c/ Điều kiện thực hiện

- Hiệu trƣởng phải xây dựng tốt mối quan hệ với các lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nhƣ GV, Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp địa phƣơng,… để nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

- Cha mẹ học sinh phải ý thức đƣợc trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trƣờng để tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục.

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lƣợng giáo dục khác trong nhà trƣờng phải thống nhất, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc triển khai kế hoạch dạy học trải nghiệm cho học sinh.

3.2.5. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm môn Lịch sử Lịch sử

a. Mục tiêu

Thực hiện quan điểm dân chủ hóa quá trình giáo dục để phát huy tối đa yếu tố cá nhân nhƣ: năng lực, sở trƣờng, sức sáng tạo, khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh trong học tập trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đảm bảo đúng bản chất của quá trình giáo dục: trải nghiệm là hoạt động của ngƣời học và do ngƣời học.

b. Nội dung và cách thực hiện

Thực hiện biện pháp này, lãnh đạo các trƣờng THCS thành phố Yên Bái cần tiến hành những công việc sau:

81

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập nói chung, học tập trải nghiệm nói riêng. Cần giúp cho giáo viên hiểu rõ những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của học sinh THCS, đặc biệt là sự phát triển tự ý thức và khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể thiết kế hoạt động dạy học trải nghiệm với nội dung, hình thức phù hợp với đặc điểm của ngƣời học nói chung, đặc điểm của học sinh trong từng khối lớp nói riêng giúp khơi dậy tiềm năng sáng tạo, sự tích cực, chủ động, hứng thú của học sinh trong học tập.

- Hỗ trợ giáo viên trong việc tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm tâm lý của ngƣời học, những vấn đề liên quan đến việc thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm nhƣ: bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên; linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục.

- Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động của nhà trƣờng với vai trò là chủ thể của hoạt động: tin tƣởng, khuyến khích và mạnh dạn giao việc cho học sinh phù hợp với năng lực, sở trƣờng của các em; đồng thời, yêu cầu cao hơn một chút so với khả năng của học sinh. Luôn lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với tâm tƣ, mong muốn của học sinh; cố gắng đáp ứng tối đa những nhu cầu chính đáng của các em; động viên, khích lệ học sinh trong học tập, rèn luyện và đánh giá học sinh theo quan điểm vì sự tiến bộ của ngƣời học. Tận dụng tối đa các cơ hội để giao nhiệm vụ cho học sinh, tạo điều kiện để các em chủ động giải quyết tình huống nảy sinh dƣới sự định hƣớng, hỗ trợ của giáo viên; giúp học sinh phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để lựa chọn, thiết kế các chƣơng trình hoạt động một cách phù hợp.

c. Điều kiện thực hiện

- GV phải thiết lập đƣợc quan hệ tốt với ngƣời học, gần gũi, quan tâm đến học sinh; tôn trọng học sinh, tạo đƣợc niềm tin ở các em, trao cho các em cơ hội và các điều kiện để phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động. Giáo viên phải biết tổ chức, khích lệ, động viên học sinh thực hiện vai trò quản lý, điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của tập thể.

- Nhà trƣờng, giáo viên chú trọng hình thành, phát triển ở học sinh năng lực tự chủ, tự quản, chủ động, tự lực giải quyết các vấn đề; rèn luyện cho các em kỹ năng xử lý tình huống xảy ra trong học tập và cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả.

82

- Nhà trƣờng cần khai thác các tiềm năng, nguồn lực từ xã hội và gia đình học sinh, tạo nên sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học.

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

a. Mục tiêu

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử giữ một vai trò rất quan trọng mà khi thiếu nó hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử có thể thất bại. Do đó, để hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đạt hiệu quả, chất lƣợng tốt cần có sự chuẩn bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm. Việc tăng cƣờng CSVC, trang thiết bị trên cơ sở hoàn thiện dần từng bƣớc những trang thiết bị sẵn có sẽ giúp cho các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện việc trang bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là hết sức tốn kém và không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Do đó, hiệu trƣởng cần:

- Lập kế hoạch trang bị dần hàng năm thật chi tiết, cụ thể nhằm xác định rõ những phƣơng tiện, trang thiết bị nào cần thiết phải đƣợc trang bị và cân đối nguồn kinh phí để thực hiện.

- Huy động các nguồn lực nhƣ: ngân sách đƣợc cấp hàng năm, đóng góp của cha mẹ học sinh, mạnh thƣờng quân, hỗ trợ của địa phƣơng, các doanh nghiệp... trong việc trang bị CSVC cần thiết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngƣời đƣợc phân công hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Đối với các trang thiết bị đắt tiền nhƣng ít đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, hiệu trƣởng nên tính đến việc thuê mƣợn sẽ hiệu quả hơn.

- Bảo quản, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã có.

c. Điều kiện thực hiện

- Ngay từ đầu năm học Hiệu trƣởng phải xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử để báo cáo trƣớc hội đồng sƣ phạm, trƣớc hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.

83

-Đảm bảo thực hiện tốt khâu quản lý CSVC phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

-Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để thực hiện quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp trên. Mỗi biện pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ với các biện pháp còn lại và có vai trò nhất định trong chu trình quản lý của nhà quản lý: Biện pháp 1 là biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Bởi muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử thì trƣớc hết phải nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn lịch sử, về bản chất của dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Đây là cơ sở để thực hiện các biện pháp còn lại. Các biện pháp 2,3 là biện pháp quản lý của hiệu trƣởng có tính chất quyết định đối với hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử; Biện pháp 4,5,6 là biện pháp hỗ trợ bổ sung cho quá trình quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

Các biện pháp trên đều hết sức quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng là các một mắt xích quan trọng trong một chuỗi thống nhất. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhƣng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trƣờng, nhà trƣờng mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục tiêu

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất chúng tôi xin ý kiến của CBQL, giáo viên nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từ đó, triển khai các biện pháp đã đề xuất để nâng cao chất lƣợng hiệu quả quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử tại các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

84

3.4.1.2. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát

- Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử tại các trƣờng THCS thàn phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

- Xây dựng phiếu khảo sát về các tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

- Đối tƣợng khảo nghiệm:

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của CBQL, GV dạy môn Lịch sử các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái với tổng số khách thể khảo sát là 30 ngƣời.

- Cách đánh giá:

Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu đƣợc xử lý theo cách cho điểm nhƣ sau:

+ Với những lựa chọn cho mức độ rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm. + Lựa chọn mức độ cần thiết, khả thi: 2 điểm.

+ Lựa chọn mức không cần thiết, không khả thi: 1 điểm

Dựa trên điểm số thu đƣợc, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lƣợng giá nhƣ sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.66: Mức thấp (không cần thiết, không khả thi). + 1.67 ≤ ĐTB ≤ 2.33: Mức trung bình (cần thiết, khả thi).

85

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trường THCS thành phố Yên Bái

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái

TT Biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết X Thứ tự SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, CBQL, cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 13 19,0 15 50,0 2 6,7 2,37 6 2 Tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho GV các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

15 50,0 13 43,3 2 6,7 2,43 3

3

Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử với kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng về dạy học trải nghiệm các môn học khác

14 46,7 14 46,7 2 6,7 2,40 5

4

Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh

15 50,0 14 46,7 1 3,3 2,47 2

5

Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm môn lịch sử

15 50,0 13 43,3 2 6,7 2,43 4

6

Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm môn lịch sử

17 56,7 11 36,7 2 6,7 2,50 1

Điểm trung bình chung 2,43

Tất cả 6 biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá là rất cần thiết thể hiện ở giá trị trung bình là 2.43 điểm.

86

Biện pháp “Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm môn lịch sử” ở mức độ với điểm trung bình là 2.50 điểm là biện pháp đƣợc đánh giá cần thiết ở mức cao nhất. Để hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đƣợc diễn ra thông suốt và mang lại hiệu quả giáo dục thì yếu tố không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử.

Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, CBQL, cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái” đƣợc đánh giá rất cần thiết với số điểm trung bình thấp nhất với 2.37 điểm, tuy nhiên vẫn thuộc mức độ rất cần thiết. Qua trò chuyện với cô H.T.L CBQL trƣờng THCS Nguyễn Du, cô cho biết: “Các thầy cô giáo dạy Lịch sử tuy tuổi đời còn trẻ nên có sự nhiệt huyết, nhiệt tình trong công việc rất cao cộng với lòng yêu nghề, yêu học sinh nên các hoạt động nhất là các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đều rất chủ động tham gia, chủ động tìm tòi, áp dụng các phương pháp để truyền tải tới học sinh. Tuy nhiên do chưa hiểu đúng bản chất của dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nên việc tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là vô cùng cần thiết”.

87

3.4.2.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trương THCS thành phố Yên Bái

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

TT Biện pháp

Rất khả

thi Khả thi Không

khả thi X Thứ tự SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, CBQL, cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

13 41,9 16 51,6 2 6,5 2,35 4

2

Tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho GV các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

15 50,0 12 40,0 3 10,0 2,40 1

3

Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử với kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng về dạy học trải nghiệm các môn học khác 13 43,3 15 50,0 2 6,7 2,37 3 4 Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh

14 46,7 13 43,3 3 10,0 2,37 2

5

Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm môn lịch sử

12 40,0 16 53,3 2 6,7 2,33 5

6

Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm môn lịch sử

12 37,5 17 53,1 3 9,4 2,28 6

88

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đƣợc đánh giá thực hiện ở mức rất khả thi với điểm trung bình là 2,35 điểm.

Biện pháp đƣợc đánh giá khả thi nhất là biện pháp số 2 “Tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho GV các trƣờng trung học cơ sở thành

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)