Tổ chức nâng cao nhận thức về dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 99 - 125)

CBQL, GV, cha mẹ học sinh và học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho GV các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

3. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử với kế hoạch tổng thể của nhà trường về dạy học trải nghiệm các môn học khác.

4. Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

5. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm môn Lịch sử.

6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng Trung học cơ sở là quá trình giáo viên sử dụng các phƣơng pháp và hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú học tập của học sinh trung học cơ sở, giúp HS tƣơng tác với đối tƣợng học tập để tiếp thu các kiến thức sử học, từ đó góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất, năng chung và năng lực đặc thù.

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý trƣờng trung học cơ sở đến ngƣời dạy và ngƣời học bằng các biện pháp phát huy tác dụng của các nguồn lực quản lý và môi trƣờng sƣ phạm nhằm giúp giáo viên tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú của học sinh trung học cơ sở, giúp HS tƣơng tác với đối tƣợng học tập để tiếp thu các kiến thức sử học, từ đó góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là năng lực quản lý, chỉ đạo của CBQL, năng lực dạy học trải nghiệm của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử, sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục, cơ sở vật chất, tài liệu hƣớng dẫn, tài liệu tham khảo học tập dựa vào trải nghiệm.

2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái cho thấy:

CBQL, GV các nhà trƣờng đã có nhận thức tƣơng đối tích cực về tầm quan trọng của hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng và hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo dục của nhà trƣờng nhƣng bên cạnh đó vẫn còn một số ít thầy cô chƣa nhận thức đúng đắn về hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử khi cho rằng dạy học trải nghiệm môn Lịch sử là hoạt động đƣợc tiến hành bên ngoài nhà trƣờng hay là chỉ đơn thuần là hoạt động ngoài giờ lên lớp .

Khi thực hiện các quy trình dạy học trải nghiệm lịch sử, GV thực hiện tốt việc xác định chủ đề học tập trải nghiệm và xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm môn

91

Lịch sử đƣợc giáo viên đánh giá họ thực hiện thành thục hơn cả. Đây là 2 bƣớc đầu tiên trong quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và có ảnh hƣởng tới các bƣớc tiếp theo nhƣng các thầy cô vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS.

Tất cả các nội dung môn học Lịch sử đều đƣợc xây dựng thành các chủ đề để hƣớng dẫn HS học trải nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy các các nội dung thuộc về phần kiến thức Lịch sử địa phƣơng, các thầy cô vẫn còn gặp khó khăn trong việc xây dựng các chủ đề học tập trải nghiệm, do lƣợng tài liệu ít và thời lƣợng dành cho phần kiến thức Lịch sử địa phƣơng không nhiều.

Việc xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nhà trƣờng đã tiến hành đánh giá thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất, tình hình thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng liên quan đến tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh song các kế hoạch trải nghiệm môn Lịch sử chƣa đồng bộ với kế hoạch dạy học trải nghiệm của các tổ, nhóm chuyên môn trong trƣờng.

Việc quản lý tổ chức, quản lý chỉ đạo dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đƣợc tiến hành khá đồng bộ từ việc phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Ban giám hiệu phụ trách chuyên môn, huy động lực lƣợng thực hiện dạy học trải nghiệm môn Lịch sử, phổ biến mục tiêu, yêu cầu của việc dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đến các lực lƣợng tham gia dạy học trải nghiệm và chỉ đạo giáo viên đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Song do thời gian thực hiện chƣơng trình ngắn, GV còn bỡ ngỡ với phƣớng pháp học tập mới, do vậy GV rất cần bổ sung thêm các kiến thức dạy học trải nghiệm môn lịch sử. Mặt khác, trong thời gian qua tại các trƣờng THCS thành phố Yên Bái việc sắp xếp thời gian, tài chính cử đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và giáo viên môn Lịch sử nói riêng tham gia các lớp bồi dƣỡng năng lực tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cũng đã đƣợc quan tâm, song do nguồn lực có hạn nên công tác này chƣa đƣợc thực hiện theo yêu cầu.

Về công tác quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học trải nghiệm ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái, các nhà trƣờng THCS cũng đã Xây dựng lực lƣợng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử; Các nhà trƣờng cũng đã tiến hành kiểm tra các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

92

cho học sinh theo kế hoạch, bằng các công cụ đã xây dựng. Tuy nhiên, hạn chế của công tác đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái vẫn còn thể hiện ở việc chƣa xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

3. Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng ở chƣơng 2, chúng tôi đề xuất các nguyên tắc nhƣ đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính thống nhất và tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trong quá trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đây là các nguyên tắc để tác giả luận văn đã xây dựng 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái nhƣ sau:

1. Tổ chức nâng cao nhận thức về dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho

CBQL, GV, cha mẹ học sinh và học sinh các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .

2. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho GV các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

3. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Lịch sử với kế hoạch tổng thể của nhà trƣờng về dạy học trải nghiệm các môn học khác.

4. Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

5. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong học tập trải nghiệm môn Lịch sử.

6. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

2. Khuyến nghị

* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Yên Bái

- Đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tổ chức các lớp tập huấn nhằm tạo điều kiện để GV và CBQL các trƣờng THCS đƣợc bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Lịch sử.

93

* Đối với CBQL Trƣờng THCS thành phố Yên Bái

- Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ GV Lịch sử đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất là các kiến thức, kỹ năng dạy học trải nghiệm môn lịch sử.

- Tích cực chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy vai trò chủ đạo của GV; tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập trải nghiệm của HS, phát triển khả năng tự học, tự định hƣớng tạo cơ hội cho HS đƣợc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nhằm sử dụng tối đa mọi tiềm năng cơ sở vật chất của nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm môn lịch sử.

* Đối với đội ngũ GV dạy môn Lịch sử các trƣờng THCS thành phố Yên Bái. - Đội ngũ giáo viên cần tích cực học hỏi, bồi dƣỡng cập nhập kiến thức, kỹ năng dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

-Tích cực đổi mới, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

- GV phải tự trang bị cho mình những kiến thức, các thao tác sử dụng các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học hiện đại để có thể sử dụng thành thạo, có hiệu quả các trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học hiện đại.

* Với cộng đồng địa phƣơng thành phố Yên Bái: Cần có cái nhìn đúng đắn về vị trí của hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh để thấy đƣợc vai trò, nhiệm vụ, vị trí của mình trong việc phối hợp, tham gia hỗ trợ hoạt động dạy học trải nghiệm cho học sinh theo khả năng, điều kiện và chức năng cho phép. Đồng thời phối hợp với nhà trƣờng trong tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh, không khoán trắng trách nhiệm cho nhà trƣờng. Cùng chia sẻ với nhà trƣờng về tài chính, nhân lực, vật lực và nguồn thông tin để phối hợp tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm2015.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong trường học, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chƣơng trình giáo dục phổ thông - Chƣơng trình tổng thể (thông qua ngày 26/12/2017), Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện Chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018, Tài liệu lƣu hành nội bộ.

6. Nguyễn Thị Thế Bình, Lâm Thị Hiền (2018), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông , Tạp chí Giáo dục, Số 431, Kì 1 - 6/2018, tr 32-35

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trương phổ thông, Nxb ĐHSP.

9. M. Crugiăc (1973), Phát triển tƣ duy HS nhƣ thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn Mạnh Hƣởng, Đoàn

Văn Hƣng, Nguyễn Thị Thế Bình (2009), Rèn kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, Nxb ĐHSP

11. Dự án GDMT tại Hà Nội (2006), Học mà chơi - Chơi mà học, Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Thu Uyên (2019), Thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4, Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr. 28-32.

95

13. Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Quỳnh Trâm (2019), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Ngƣời gác rừng tí hon” , Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr.185-190.

14. Bùi Ngọc Diệp (2019), “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS THPT”, Tạp chí Giáo dục, Số 431, Kì 1 - 7/2018

15. Nguyễn Thị Duyên (2018), “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở lớp 9 THCS”, Tạp chí Giáo dục, Số 431, Kì 1 - 7/2018

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

17. Edward Rây Krisnan, (2005), Hãy để sinh viên trong bầu không khí ồn ào, Tạp chí giáo dục số 1109.

18. F.K.Kôrôvkin, (1998) , Phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đào Mỹ Hằng (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện Gia Lâm trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ sƣ phạm lịch sử.

20. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) (Chủ biên), Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

21. Nguyễn Thị Hồng Hiền ( 2018), “Một số vấn đề về tăng cường hoạt động trải nghiệm trong quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr. 42-45 22. Nguyễn Thị Thu Hoài (2018), Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo

giải pháp phát huy năng lực người học, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục. 23. Lê Huy Hoàng (2019), Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong

96

24. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019), Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học cơ thể người để phát triển năng lực thể chất cho học sinh, Tạp chí Giáo dục, Số 453 (Kì 1 - 5/2019), tr.33-39

25. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb ĐH SP Hà Nội.

26. Lã Thị Bắc Lý, (2017), Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 32-35.

27. Jean Marc Denommé et Madeleine Roy, (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, Nxb Thanh niên.

28. Võ Trung Minh (2015), Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.

29. Đào Thị Ngọc Minh (2018), Vận dụng một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Giáo dục công dân lớp 7 , Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr. 254-257

30. Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Hằng (2018), Học tập trải nghiệm - lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 99 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)