Thực trạng thực hiện quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thực trạng thực hiện quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các

trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Để tìm hiểu thực trạng quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái, chúng tôi khảo sát ý kiến của GV ở câu hỏi 3 (phụ lục 2) và thu đƣợc kết quả sau đây:

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

STT Các bƣớc trong quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử

Mức độ thực hiện (n=20) Điểm trung bình Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Chƣa thực hiện X SL % SL % SL % 1 Xác định chủ đề học tập trải nghiệm 10 50,0 8 40,0 2 10,0 2,40 2 Xác định mục tiêu của chủ đề

trải nghiệm môn lịch sử 11 55,0 7 35,0 2 10,0 2,45 3 Xác định các nội dung dạy học

trải nghiệm môn lịch sử 9 45,0 8 40,0 3 15,0 2,30 4 Thiết kế các hoạt động dạy học

trải nghiệm môn Lịch sử 2,27

Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể 8 40,0 9 45,0 3 15,0 2,25 Giai đoạn 2: Quan sát, đối

chiếu, phản hồi 8 40,0 10 50,0 2 10,0 2,30 Giai đoạn 3: Hình thành khái

niệm. 9 45,0 9 45,0 2 10,0 2,35

Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích

cực. 7 35,0 10 50,0 3 15,0 2,20

5 Thiết kế các tiêu chí và bộ công

cụ kiểm tra, đánh giá HS 9 45 7 35,0 4 20,0 2,25

Điểm trung bình chung 2,31

Nhƣ vậy, các khách thể khảo sát cho biết còn gặp khó khăn trong việc thực hiện quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử (ĐTB chung là 2,31 – Ít thƣờng xuyên). Tỷ lệ khách thể lựa chọn mức thƣờng xuyên dao động từ 10% đến 20%.

43

Trong đó, việc Xác định chủ đề học tập trải nghiệmXác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm môn Lịch sử đƣợc giáo viên đánh giá họ thực hiện thành thục hơn cả (ĐTB các bƣớc này lần lƣợt là 2,4 và 2,45). Đây là 2 bƣớc đầu tiên trong quy trình dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và có ảnh hƣởng tới các bƣớc tiếp theo. Việc thực hiện các nội dung còn lại của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là Thiết kế các hoạt động dạy học trải nghiệm môn Lịch sử (ĐTB 2,27) và Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS (ĐTB 2,25). Cô T.M.L, GV trƣờng TH & THCS Giới Phiên chia sẻ: Mặc dù hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm và bản thân chúng tôi cũng muốn tổ chức dạy học theo hình thức này nhưng chúng tôi thấy việc này là khá khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện tại, chúng tôi thực hiện dạy trải nghiệm chủ yếu theo kinh nghiệm nên nhiều khi rất lúng túng và chưa thực sự hài lòng với kết quả đạt được.

Thực trạng trên một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm cho giáo viên nói chung, giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng để giúp họ có những kiến thức, kỹ năng cần thiết về dạy học trải nghiệm, đảm bảo việc tổ chức thực hiện đúng quy trình, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học.

2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái

Tiến hành nghiên cứu thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.5. Thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái (Theo ý kiến đánh giá của giáo viên)

TT Nội dung Mức độ thực hiện (n=20) X Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Chƣa thực hiện SL % SL % SL %

1 Thời kỳ Nguyên thủy 7 35,0 8 40,0 5 25,0 2,10

2 Xã hội cổ đại 5 25,0 11 55,0 4 20,0 2,05

3 Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa

đầu thế kỉ XVI 9 45,0 7 35,0 4 20,0 2,25

4

Châu Âu và nƣớc Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

44 TT Nội dung Mức độ thực hiện (n=20) X Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Chƣa thực hiện SL % SL % SL %

5 Sự phát triển của khoa học kĩ

thuật thế kỉ XVIII- XIX 10 50,0 7 35,0 3 15,0 2,35 6 Châu Á từ sau thế kỉ XIX đến

đầu thế kỉ XX 9 45,0 9 45,0 2 10,0 2,35

7 Thế giới từ 1918 đến 1945 10 50,0 6 30,0 4 20,0 2,30 8 Thế giới từ 1945 đến 1991 9 45,0 9 45,0 2 10,0 2,35 9

Việt Nam từ khoảng thế kỉ II trƣớc Công nguyên đến đầu thế kỉ X

11 55,0 6 30,0 3 15,0 2,40

10 Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến

đầu thế kỉ XVI 12 60,0 5 25,0 3 15,0 2,45

11 Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI

đến đầu thế kỉ XVIII 10 50,0 6 30,0 4 20,0 2,30 12 Việt Nam từ thế kỉ XIX đên

đầu thế kỉ XX 9 45,0 7 35,0 4 20,0 2,25

13 Việt Nam từ 1918 năm 1945 8 40,0 9 45,0 3 15,0 2,25 14 Việt Nam từ 1945 đên năm

1991 11 55,0 5 25,0 4 20,0 2,35

15 Tìm hiểu về quê hƣơng em. 5 25,0 8 40,0 7 35,0 1,90 16 Các nghề truyền thống ở địa

phƣơng em. 7 35,0 6 30,0 7 35,0 2,00

17

Truyên thống đấu tranh chống ngoại xâm của các dân tộc Yên Bái.

7 35,0 8 40,0 5 25,0 2,10

18

Yên Bái trong cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

7 35,0 6 30,0 7 35,0 2,00

19 Tìm hiểu văn hóa, giáo dục,

cách mạng địa phƣơng. 12 60,0 6 30,0 2 10,0 2,50

Điểm trung bình chung 2,24

Kết quả ở bảng trên cho thấy: Nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái đƣợc đánh giá thực hiện ở mức ít thƣờng xuyên với ĐTB là 2.24 điểm.

45

Nội dung dạy học trải nghiệm môn Lịch sử đƣợc chia thành các nhóm nội dung chủ yếu sau đây:

Phần Lịch sử thế giới bao gồm các nội dung từ 1 – 8, trong đó 4/8 nội dung (Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX; Sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII- XIX; Châu Á từ sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX; Thế giới từ 1945 đến 1991) đƣợc đánh giá thƣờng xuyên thực hiện dạy học trải nghiệm với tỷ lệ % khách thể đánh giá mức độ này dao động từ 45% đến 55%.

Các nội dung trải nghiệm đƣa HS đi từ Lịch sử thời kỳ cổ đại đến Lịch sử thế giới cận hiện đại. Các kiến thức Lịch sử thế giới vô cùng đa dạng, phong phú. GV có thể lựa chọn các nội dung để xây dựng các chủ đề trải nghiệm liên quan đến nội dung Lịch sử thế giới nhƣ những cuộc Phát kiến địa lí, sự hình thành quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại; Chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ; Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc; Công xã Pa-ri; Sự ra đời chủ nghĩa Mác; Chiến tranh thế giới I (1914-1918); cách mạng tháng Mƣời Nga; nƣớc Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945; chiến tranh thế giới thứ 2; Chiến tranh lạnh; Liên Xô và các nƣớc Đông Âu từ 1945 đên năm 1991. Các chủ đề trải nghiệm này có thể thực hiện áp dụng ngay trong giờ học nội khóa lên lớp trong tiết dạy Lịch sử nên rất đƣợc các thầy cô sử dụng thƣờng xuyên.

Hai nội dung còn lại liên quan đến Lịch sử phần thời kỳ Nguyên thủy và xã hội Cổ đại đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thấp với 2,05 – 2,10 điểm, thuộc mức độ

thỉnh thoảng. Các nội dung kiến thức phần này chủ yếu thực hiện hoạt động trải nghiệm bằng hình thức tham quan di tích Lịch sử hay viện bảo tàng. Cô T.L.T, GV trƣờng THCS Lê Hồng Phong nói: “Để chuẩn bị hình thức trải nghiệm này yêu cầu cần có kế hoạch cụ thể, tài chính phục vụ. Đây là rào cản lớn nên đại đa số thầy cô thường ít tổ chức trải nghiệm phần này”.

Nhóm hoạt động dạy học trải nghiệm phần Lịch sử Việt Nam bao gồm các nội dung từ 9 – 14 đƣợc đánh giá thực hiện với ĐTB từ 2,25 -2,40 điểm. Với mong muốn dạy cho HS cách tiếp nhận, hiểu, biết về Lịch sử dân tộc nhƣ Hồ Chí Minh từng nói: Dân ta phải biết sử ta/Cho tƣờng gốc tích nƣớc nhà Việt Nam, các thầy cô đã thƣờng xuyên hƣớng dẫn HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm môn lịch sử. Các nội dung Lịch sử Việt Nam có thể dạy học trải nghiệm đƣợc xây dựng vô cùng đa dạng, phong

46

phú nhƣ Nhà nƣớc Văn Lang, Âu Lạc; thời kì Bắc thuộc từ thế kỉ II trƣớc công nguyên đến năm 938; Việt Nam từ năm 938 đến 1009 thời Ngô- Đinh- Tiền Lê; Việt Nam từ thế kỉ XIII thời Lý; Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu XV thời Trần, Hồ; Việt Nam thời Lê Sơ; xung đột Nam- Bắc triều, Trịnh – Nguyễn; phong trào Tây Sơn; sự ra đời của nhà Nguyễn; quá trình Thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam 1858-1984; Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam; Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám; Việt Nam từ 1946 đên 1954. Một thuận lợi khi tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử Việt Nam là có chƣơng trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên các thầy cô cũng có chƣơng trình chuẩn để dạy theo. Mặt khác nguồn tài nguyên học liệu liên quan đến Lịch sử dân tộc khá đa dạng, phong phú.

Phần Lịch sử địa phƣơng bao gồm các nội dung từ 15-19. Từ nhiều năm nay, giáo dục Lịch sử địa phƣơng đã đƣợc ngành GD&ĐT Yên Bái đƣa vào chƣơng trình dạy học tại các trƣờng học THCS trên địa bàn tỉnh, không chỉ giúp học sinh hiểu hơn về Lịch sử của địa phƣơng mà còn vun đắp tình yêu quê hƣơng, rèn luyện đạo đức và lý tƣởng cách mạng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Nội dung bám sát các giai đoạn phát triển của tỉnh, các sự kiện lịch sử, nhân vật có tầm ảnh hƣởng lớn đến quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng tỉnh nhà. Số tiết học Lịch sử địa phƣơng đƣợc quy định cụ thể đối với từng lớp: Lớp 6 (1 tiết), lớp 7 (3 tiết), lớp 8 (1 tiết), lớp 9 (2 tiết).

Hai nội dung đƣợc đánh giá thực hiện dạy học trải nghiệm ở mức thƣờng xuyên nhất là Tìm hiểu văn hóa, giáo dục, cách mạng địa phương với ĐTB là 2,50 điểm và Các nghề truyền thống ở địa phương em với ĐTB là 2,25 điểm. Hàng năm các trƣờng THCS thành phố Yên Bái đều tổ chức các buổi tham quan dã ngoại các địa điểm, di tích có trên địa bàn nhƣ tham quan các làng nghề: làng miến đao Giới Phiên, làng chè Bát Tiên Bảo Hƣng; các di tích Lịch sử nhƣ Di Tích Đền Đại Cại, Chiến khu Vần, Di Tích Căng Đồn Nghĩa Lộ, Khu Lăng mộ Nguyễn Thái Học…Chúng tôi nhận thấy qua các buổi trải nghiệm thực tế, các em HS có những biết về những danh nhân văn hóa của quê hƣơng mình, tham quan những di tích Lịch sử văn hoá của nơi mình sinh sống, để hiểu thêm về quê hƣơng với những truyền thống tốt đẹp và công trạng của các bậc tiền nhân. Nhận định về những tiết học trải nghiệm Lịch sử địa phƣơng, thầy N.K.L, GV trƣờng THCS Yên Thịnh nói: “Mặc dù

47

số tiết học trải nghiệm Lịch sử địa phương rất ít ỏi song trên thực tế, học sinh lại rất hào hứng với chương trình này”.

Các nội dung còn lại đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thƣờng xuyên thấp hơn, dao động từ 1,90 – 2,10 điểm, thuộc mức độ thỉnh thoảng. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phƣơng ở các khối lớp thuộc cấp học trung học cơ sở với số tiết chƣơng trình phần mềm theo quy định của Bộ GDĐT, GV bám sát vào các tài liệu này để phát triển nội dung bài học. Đây cũng là một thuận lợi đối với GV song cái khó cho GV chính ở chỗ nguồn tài liệu phục vụ cho phần dạy học Lịch sử địa phƣơng hầu nhƣ rất ít. Giáo viên dạy Lịch sử thƣờng chủ động tìm hiểu về Lịch sử Đảng bộ tỉnh để giới thiệu cho các em. Bên cạnh đó nội dung Lịch sử địa phƣơng chƣa sát hợp với Lịch sử dân tộc, Lịch sử Đảng bộ huyện và các xã, thị trấn; không tƣơng thích với độ tuổi và khả năng nhận thức của học sinh; phân bố thời lƣợng mất cân đối; đồ dùng, thiết bị dạy học còn nhiều thiếu thốn, giản đơn. Thầy N.V.A, GV trƣờng THCS Lê Hồng Phong cho biết: “Để giảng dạy phần Lịch sử địa phương, chúng tôi thường chủ động tình hiểu về Lịch sử Đảng bộ tỉnh để giới thiệu cho các em. Nhưng tài liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh rất dài nhưng số tiết học thì quá ít nên khó khăn cho giáo viên trong quá trình chắt lọc. Phần giáo dục truyền thống địa phương, còn nặng “từ chương”, “bổn cũ”, chưa có mô hình thật phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh trải nghiệm giữa “người thật”, “việc thật” trong niềm tự hào, lòng biết ơn và ý thức đáp đền…”. Cô N.L.A, GV trƣờng THCS Nguyễn Du cho biết thêm: “Việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho tiết dạy Lịch sử địa phương rất mất thời gian (chỉ ở những địa phương có di tích Lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia hoặc các nơi có danh nhân nổi tiếng mới có sẵn tư liệu để dạy). Mặt khác, nguồn tư liệu về thần phả địa phương không có căn cứ nào, chủ yếu dựa vào các câu chuyện truyền lại trong dân gian, vì vậy việc cung cấp kiến thức Lịch sử địa phương cho các thầy cô giáo quả là điều khó.”

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái vẫn còn khá ít các nội dung môn Lịch sử đƣợc thiết kế chủ đề dạy học theo hình thức trải nghiệm. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự hạn chế trong nhận thức và kỹ năng dạy học trải nghiệm của giáo viên bộ môn. Do đó, việc tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm nói chung, dạy học trải nghiệm môn Lịch sử nói riêng cho giáo viên ở các trƣờng THCS thành phố Yên

48

Bái là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay.

2.2.4. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

Để tìm hiểu nhận thức về hình thức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử trong nhà trƣờng THCS, chúng tôi khảo sát GV ở câu hỏi 5 (phụ trong lục 2). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn lịch sử ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái

TT Hình thức Mức độ thực hiện (n=20) X Thƣờng xuyên Thỉnh

thoảng Chƣa thực hiện

SL % SL % SL % 1 Hội thi 8 40,0 11 55,0 1 5,0 2,35 2 Tham quan di tích lịch sử 5 25,0 13 65,0 2 10,0 2,15 3 Tổ chức sự kiện lịch sử 7 35,0 12 60,0 1 5,0 2,30 4 Câu lạc bộ lịch sử 9 45,0 10 50,0 1 5,0 2,40 5 Diễn đàn lịch sử 7 35,0 11 55,0 2 10,0 2,25

Điểm trung bình chung 2,29

Qua khảo sát cho thấy:

Tất cả các hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Lịch sử ở các trƣờng THCS thành phố Yên Bái đều đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thỉnh thoảng với ĐTB là 2,29 điểm.

2/5 hình thức đƣợc đánh giá thực hiện một cách thƣờng xuyên nhất là Câu lạc bộ Lịch sử và Hội thi về Lịch sử với số điểm trung bình lần lƣợt là 2,40 và 2,35 điểm. Về hình thức câu lạc bộ lịch sử, các nhà trƣờng tổ chức câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”. Dƣới sự dẫn dắt của GV lịch sử, câu lạc bộ thƣờng xuyên tiến hành sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học trải nghiệm môm lịch sử ở các trường trung học cơ sở thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)