Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung quản lý nhà nước về phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung quản lý nhà nước về phát triển

DNNVV

2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá về chủ trương, chính sách, định hướng của huyện và tỉnh về quản lý phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số lượng DN lựa chọn tiêu chí Tỷ lệ trả lời các tiêu chí =

Số lượng DN trả lời phiếu

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá về chủ trương, chính sách, định hướng của huyện và tỉnh về quản lý phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện mức độ nào, điểm các tiêu chí càng cao càng tốt và ngược lại

2.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, định hướng ở địa phương trong phát triển DNNVV

+ Tỷ lệ doanh nghiệp hỗ trợ vốn

Số lượng DN được hỗ trợ vốn Tỷ lệ DN được hỗ trợ vốn =

Tổng doanh nghiêp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ các DNNVV trên địa bàn được hỗ trợ mức độ nào, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm cho thấy các DN được chính quyền tỉnh thực hiện các chính sách quan tâm về vốn kinh doanh cho doanh nghiệp và ngược lại.

+ Tỷ lệ doanh nghiệp hỗ trợ thuế

Số lượng DN được hỗ trợ thuế Tỷ lệ DN được hỗ trợ thuế =

Tổng doanh nghiêp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ các DNNVV trên địa bàn được hỗ trợ mức độ nào, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm cho thấy các DN được chính quyền tỉnh thực hiện các chính sách quan tâm về thuế cho doanh nghiệp và ngược lại.

35 + Tỷ lệ DN hỗ trợ về đất đai

Số lượng DN được hỗ trợ về đất đai

Tỷ lệ DN được hỗ trợ về đât đai =

Tổng doanh nghiêp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ các DNNVV trên địa bàn được hỗ trợ mức độ nào, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm cho thấy các DN được chính quyền tỉnh thực hiện các chính sách quan tâm về đất đai cho doanh nghiệp và ngược lại. + Tỷ lệ DN hỗ trợ về thị trường Số lượng DN được hỗ trợ về thị trường Tỷ lệ DN được hỗ trợ về thị trường = Tổng doanh nghiêp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ các DNNVV trên địa bàn được hỗ trợ mức độ nào, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm cho thấy các DN được chính quyền tỉnh thực hiện các chính sách quan tâm về thị trường cho doanh nghiệp và ngược lại.

+ Tỷ lệ DN hỗ trợ về KHCN

Số lượng DN được hỗ trợ về KHCN

Tỷ lệ DN được hỗ trợ về KHCN =

Tổng doanh nghiêp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ các DNNVV trên địa bàn được hỗ trợ mức độ nào, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm cho thấy các DN được chính quyền tỉnh thực hiện các chính sách quan tâm về KHCN cho doanh nghiệp và ngược lại.

+ Tỷ lệ DN hỗ trợ về nhân lực

Số lượng DN được hỗ trợ về nhân lực

Tỷ lệ DN được hỗ trợ về nhân lực =

36

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ các DNNVV trên địa bàn được hỗ trợ mức độ nào, nếu tỷ lệ này tăng hàng năm cho thấy các DN được chính quyền tỉnh thực hiện các chính sách quan tâm về nâng cao chất lượng NNL cho hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp (khóa, lớp khởi sự và đào tạo cho NNL của DN) và ngược lại.

2.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra giám sát trong phát triển DNNVV

Số lượng DNNVV vi phạm Tỷ lệ các DNNVV vi phạm =

Tổng doanh nghiêp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá trong quá trình phát triển DNNVV chính quyền địa phương có thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra doanh nghiệp về thuế, thực hiện bảo hiểm cho người lao động, bảo vệ môi trường… thể hiện tính hiệu quả của công tác kiểm tra, tính thường xuyên hay hợp lý của hoạt động kiểm tra giám sát hàng năm của cơ quan QLNN trên địa bàn.

37

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Việt Nam, có tọa độ địa lý: 210 30’ đến 220 40’ vĩ độ Bắc và 1040 53’ đến 1050 40’ kinh độ Đông. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang; Phía Đông giáp Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Kạn; Phía Tây giáp Yên Bái; Phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.790 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi.

Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và thành phố Tuyên Quang. Tỉnh Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2 (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang) và quốc lộ 37. Thành phố Tuyên Quang cách Hà Nội 160 km. Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước. Cùng với các tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích 369.621 ha rừng (chiếm 63,08% diện tích tự nhiên), tỉnh đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn khu vực sông Gâm, sông Lô, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Tuyên Quang và nhiều công trình thủy điện khác sẽ được xây dựng trong thời gian sắp tới (Sở TN&MT Tuyên Quang, 2015). Vùng quy hoạch sản xuất cam tập trung nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, nằm trên trục đường quốc lộ 2 và đường tỉnh lộ ĐT 189, ĐT 178 cũng có phần thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi hàng hoá (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2017). Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế còn chậm phát triển, kết cấu

38

hạ tầng thấp kém, do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều khó khăn.

* Địa hình, địa thế

Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 - 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 25o, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25o, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du (Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang, 2017). Địa hình của tỉnh phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống sông suối dày đặc, đồi núi và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Vùng núi cao hiểm trở xen lẫn vùng núi thấp, vùng đồi lượn sóng, các thung lũng hẹp và những cánh đồng ven sông suối. Sự chênh lệch độ cao giữa các tiểu vùng trong tỉnh rất lớn, đỉnh núi cao nhất thuộc dãy Cham Chu cao tới 1.580m (Hàm Yên - Chiêm Hóa), nơi thấp nhất ở phía Nam huyện Sơn Dương chỉ cao khoảng 30m so với mặt nước biển.

* Khí hậu

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hanh; Mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Tổng lượng bức xạ trung bình năm là 80 - 85 kcal/cm2 , lượng nhiệt trung bình năm là 8000 - 8500oC. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 - 24oC, cao nhất trung bình 33 - 35oC, thấp nhất trung bình từ 12 - 13oC. Tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 gây ra các hiện tượng sương muối. Mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường

39

gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.800 mm và khá ổn định. Độ ẩm bình quân năm là 85%, rất thích hợp với cây rừng nhiệt đới, xanh tốt quanh năm. Chế độ mưa và nhiệt thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây cam sành.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Tình hình kinh tế

Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây, nền kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng kể. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 14,08 %/năm. An ninh lương thực được đảm bảo. Năm 2017, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 10.374 tỷ đồng, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 1.232 USD. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 20.414 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất các ngành là: Nông nghiệp là 5.845.493 tỷ, chiếm 28,63%; Công nghiệp và xây dựng đạt 5.605 tỷ, chiếm 27,46%; Dịch vụ đạt 8.962 tỷ, chiếm 49,91% (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2018). Kinh tế tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có mức tăng trưởng khá so với khu vực và bình quân chung của cả nước, hoàn thành mục tiêu đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Trong các điều kiện tiền đề cho sự phát triển, các nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng tăng trưởng, nhưng để tăng trưởng cao và đảm bảo chất lượng tăng trưởng tốt, cần giải quyết 3 mâu thuẫn chủ yếu là thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực có trình độ và thiếu công nghệ (Hoàng Thanh Vân, 2015). Tuyên Quang có tiềm năng thế mạnh về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến, với nguyên liệu chủ yếu trước hết là các sản phẩm nông lâm nghiệp cho công nghiệp chế biến chè, sản xuất đường kính, chế biến lâm sản và nguyên

40

liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ, chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn và chăn nuôi gia cầm, các sản phẩm từ trồng cây ăn quả. Chi phí cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh thuộc loại thấp, do đất tương đối tốt và tưới tiêu tự chảy, đặc biệt là các huyện phía Nam, cây trồng sinh trưởng nhanh. Tỉnh có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, lạc, cây ăn quả... cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiệu quả đầu tư cao, do đất đai còn rộng có thể xây dựng các khu, cụm công nghiệp với chi phí đền bù thấp, hoặc có thể phát triển công nghiệp chế biến lâm sản từ rừng nguyên liệu hiện có, tiết kiệm được chi phí cho phát triển vùng nguyên liệu. Với những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của Tuyên Quang cho phép phát triển vùng sản xuất cam tập trung theo hướng hàng hóa với sản lượng cao, chất lượng tốt, hướng đến công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

* Dân số và lao động

Dân số: Tính đến năm 2019, dân số tỉnh Tuyên Quang là 773.512 người, với 198.175 hộ gia đình, trong đó dân số nông thôn chiếm 86,3%, mật độ dân số là 131,8 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Tày, Dao, Sán Chay, Mông, Nùng, Sán Dìu, ... (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2018). Bảng 3.1 cho thấy dân cư phân bố không đều, mật độ dân số cao nhất tập trung ở thành phố Tuyên Quang với 810,6 người/km2 , trong khi một số huyện miền núi có mật độ dân cư rất thấp như huyện Na Hang (51,8 người/km2 ) và huyện Lâm Bình (40,5 người/km2 ). Số nhân khẩu bình quân thấp nhất ở thành phố Tuyên Quang (3,4 người/hộ), trong khi một số huyện miền núi có số nhân khẩu bình quân cao nhất như huyện Na Hang (4,3 người/hộ) và huyện Lâm Bình (4,6 người/hộ).

41 Chỉ tiêu Diện tích (km2 ) Dân số (nghìn người) cấu (%) Mật độ dân số (người/ km2 ) Số hộ (nghìn hộ) BQ nhân khẩu (người/ hộ) Tỉ lệ dân số nữ (%) Tỉ lệ dân số nông thôn (%) Toàn tỉnh 5.868 773,5 100 131,8 198,2 3,9 51,1 86,3 TP Tuyên Quang 119 96,5 12,5 810,6 28,5 3,4 51,2 38,4 Huyện Na Hang 864 44,7 5,8 51,8 10,5 4,3 51 81,7 Huyện Chiêm Hóa 1.279 132,1 17,1 103,3 32,7 4 50,6 93,7 Huyện Hàm Yên 901 117,0 15,1 129,9 29,0 4 51 91,3 Huyện Yên Sơn 1.133 168,8 21,8 149 44,3 3,8 51,2 97 Huyện Sơn Dương 788 182,6 23,6 231,8 46,3 3,9 51,1 91,8 Huyện Lâm Bình 785 31,8 4,1 40,5 6,9 4,6 51,6 100

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2019

Tỉ lệ dân số nữ toàn tỉnh chiếm 51,1%, cao hơn so với tỉ lệ dân số nam là 48,9%. Tỉ lệ dân số nông thôn toàn tỉnh chiếm 86,3%, như vậy chỉ có 13,7% dân số thành thị. Đa số các huyện miền núi có tỉ lệ dân số nông thôn chiếm trên 90%, đặc biệt huyện Lâm Bình có 100% dân số nông thôn.

- Lao động: Theo số liệu thống kê của tỉnh Tuyên Quang, tính đến năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 483.502 người, chiếm 63% dân số toàn tỉnh. Hầu hết là lao động làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp, chiếm 88,07% trong tổng số lao động đang làm việc. Tỉ lệ lao động đã qua đào

42

tạo là 15,7% (trong đó nam 18,21%, nữ 13,26%), tỉ lệ lao động đang làm việc là 63% (Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2019). Các số liệu thống kê cho thấy tỉnh Tuyên Quang có nguồn lao động khá dồi dào, đây là tiềm năng lao động rất lớn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động còn thấp và tỉ lệ lao động không có việc làm còn cao, cần có chiến lược đào tạo và sử dụng lực lượng lao động này để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.2. Thực trạng các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Hệ thống DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.Số lượng doanh nghiệp này là nơi tập trung sủ dụng các nguồn lực, tiềm năng của tỉnh và đóng góp khá cao trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh. Với những vai trò đó số lượng DNVNN đã có những bước phát triển đáng kể trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Bảng 3.2. Số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: Doanh nghiệp

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ Số lượng doanh nghiệp hoạt động 1290 1482 1691 114,88 114,10 114,49 Số doanh nghiệp đăng ký mới 175 192 209 109,71 108,85 109,28 Số lượng doanh nghiệp giải thể 34 32 27 94,12 84,38 89,11

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy số lượng DNNVV trên địa bàn Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 tăng khá nhanh từ 1290 doanh nghiệp năm 2017 lên 1691

43

doanh nghiệp năm 2019 với tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 14,49%. Số lượng DNVV đăng ký tăng nhanh hàng năm với tốc độ trung bình là 9,28% cụ thể năm 2017 là đăng ký mới là 175 doanh nghiệp; năm 2018 là 192 doanh nghiệp và 2019 là 209 doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong giai đoạn này ta nhận thấy số lượng doanh nghiệp giải có số lượng khá lớn trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cụ thể năm 2017 là 34 doanh nghiệp; năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)