Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 89 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Kết quả đạt được

* Về phát triển DNNVV, giai đoạn 2017-2019 ta rút ra những thành tựu chủ yếu sau:

Một là, DNNVV tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình hoạt động KD, loại hình sở hữu, nhờ đó đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch CCKT ngành trên địa bàn tỉnh.

Hai là, DNNVV được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã góp phần khai thác được các nguồn lực phân tán từ mọi thành phần trong xã

79

hội, thành phần KT tại từng địa phương để phục vụ nhu cầu toàn xã hội, đồng thời góp phần tạo ra việc làm, thu nhập cho LĐ địa phương.

Ba là, sự phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy KTTT phát triển. Mặc dù sự hình thành KTTT sẽ tạo môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp tới hoạt động của DNNVV, từ đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện thể chế KTTT, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Song sự gia tăng về số lượng và loại hình hoạt động của DNNVV cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền KTTT theo xu hướng hiện đại.

Bốn là, năng lực KD của DNNVV thể hiện qua sự gia tăng về quy mô vốn, số lượng LĐ, trình độ LĐ từng bước được cải thiện, hiệu quả KD được nâng cao,... góp phần tích lũy để gia tăng đầu tư đổi mới phương thức KD ngày càng hiệu quả theo hướng KTTT và hội nhập KTQT.

Năm là, sự phát triển của DNNVV của tỉnh trong những năm qua đã góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, tạo ra chuỗi giá trị liên kết giữa các DN trên địa bàn tỉnh.

* Về quản lý phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang:

- Xây dựng chủ trương, định hướng và chính sách phát triển của tỉnh Tuyên Quang đã dựa trên căn cứ pháp lý các văn bản, quyết định, nghị quyết của nhà nước, chính phủ, tỉnh Tuyên Quang; mọi chủ trương, định hướng và chính sách về phát triển DNNVV trên địa bàn gắn liền với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương;

- Công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh đa dạng, tạo cho DNNVV có cơ hội phát triển: ban hành nhiều cơ chế về đất đai, thị trường, vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực; Cơ quan QLNN nghiêm túc, công khai thực hiện triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn;

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển DNNVV của tỉnh: tăng cường, chủ động trong công tác kiểm tra,

80

giám sát (KTGS) của Đảng, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực để từng bước đưa công tác KTGS đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)