Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển DNNVV trên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển DNNVV trên

địa bàn tỉnh Tuyên Quang

địa bàn tỉnh Tuyên Quang quan điểm sau:

Một là, xác định hỗ trợ phát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong từng thời kỳ, Tỉnh ủy, cần có chiến lược, biện pháp hỗ trợ cụ thể để đẩy mạnh phát triển DNNVV, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hỗ trợ phải vừa nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của các DNNVV hiện có, vừa nhằm khuyến khích các DNNVV phát triển trong tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát huy khả năng, thế mạnh, điều kiện sẵn có của từng vùng, huyện, thị, thành phố và các làng nghề, ngành nghề truyền thống... nhằm tạo điều kiện cho DNNVV phát triển. Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực, sản phẩm then chốt, yêu cầu đầu tư lớn, kỹ thuật, công nghệ cao,... mà trước mắt DNNVV không thể đảm nhận như công nghiệp phụ trợ, xi măng, sắt thép, nước,... thì phát triển các loại hình doanh nghiệp khác nhưng với số lượng hợp lý nhằm tránh sự độc quyền, trì trệ, làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, trong đó có hiệu quả phát triển DNNVV.

Hai là, hỗ trợ phát triển DNNVV phải quán triệt quan điểm của Đảng về

phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với tỉnh Tuyên Quang, quan điểm này càng phải được quán triệt sâu sắc hơn bởi phần lớn lao động của tỉnh vẫn tập trung chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn. Quan điểm này đòi hỏi phải thúc đẩy phát triển DNNVV ở các vùng nông thôn trong tỉnh nhằm sử dụng tốt lợi thế nguồn nhân lực dồi dào tại chỗ, tạo sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, giảm thiểu nhu cầu di dân từ nông thôn vào thành thị, đảm bảo ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)