5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Việt Nam, có tọa độ địa lý: 210 30’ đến 220 40’ vĩ độ Bắc và 1040 53’ đến 1050 40’ kinh độ Đông. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang; Phía Đông giáp Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Kạn; Phía Tây giáp Yên Bái; Phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.790 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi.
Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và thành phố Tuyên Quang. Tỉnh Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2 (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang) và quốc lộ 37. Thành phố Tuyên Quang cách Hà Nội 160 km. Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước. Cùng với các tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích 369.621 ha rừng (chiếm 63,08% diện tích tự nhiên), tỉnh đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn khu vực sông Gâm, sông Lô, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Tuyên Quang và nhiều công trình thủy điện khác sẽ được xây dựng trong thời gian sắp tới (Sở TN&MT Tuyên Quang, 2015). Vùng quy hoạch sản xuất cam tập trung nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, nằm trên trục đường quốc lộ 2 và đường tỉnh lộ ĐT 189, ĐT 178 cũng có phần thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi hàng hoá (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2017). Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế còn chậm phát triển, kết cấu
38
hạ tầng thấp kém, do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều khó khăn.
* Địa hình, địa thế
Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 - 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 25o, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25o, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du (Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang, 2017). Địa hình của tỉnh phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống sông suối dày đặc, đồi núi và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Vùng núi cao hiểm trở xen lẫn vùng núi thấp, vùng đồi lượn sóng, các thung lũng hẹp và những cánh đồng ven sông suối. Sự chênh lệch độ cao giữa các tiểu vùng trong tỉnh rất lớn, đỉnh núi cao nhất thuộc dãy Cham Chu cao tới 1.580m (Hàm Yên - Chiêm Hóa), nơi thấp nhất ở phía Nam huyện Sơn Dương chỉ cao khoảng 30m so với mặt nước biển.
* Khí hậu
Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hanh; Mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Tổng lượng bức xạ trung bình năm là 80 - 85 kcal/cm2 , lượng nhiệt trung bình năm là 8000 - 8500oC. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 - 24oC, cao nhất trung bình 33 - 35oC, thấp nhất trung bình từ 12 - 13oC. Tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 gây ra các hiện tượng sương muối. Mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường
39
gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.800 mm và khá ổn định. Độ ẩm bình quân năm là 85%, rất thích hợp với cây rừng nhiệt đới, xanh tốt quanh năm. Chế độ mưa và nhiệt thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây cam sành.