Công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát

triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

a. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các DNNVV:

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và về tăng cường trợ giúp phát triển DNNVV, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều văn bản chỉ đạo các phòng ban, ngành thực hiện tập trung, thống nhất các chính sách, chế độ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV:

Về thủ tục hành chính: Thực hiện quyết định số 2118/QĐ-UBND ngày 14/7/2009 của chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về viêc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, cấp phép khắc dấu về viêc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, cấp phép khắc dấu. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được thực hiện đơn giản gọn nhẹ theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Hiện nay, Sở kế hoạch và đầu tư, công an tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp; rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập mới và thay đổi từ 5 -10 ngày xuống còn 3 -5 ngày làm việc.

55

Ngoài ra tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT -BKH -BCA ngày 27/02/2007 và thông tư số 05/2008/ TTLT - BKH -BCA ngày 29/7/2008 của Liên bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết ĐKKD, đăng ký thuế và cấp phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính giảm phiền hà cho các doanh nghiệp, đồng thời giải quyết tình trạng tham ô, hách dịch của một số cán bộ cán bộ, công chức đồng thời công khai các khoản thuế, phí theo quy định nhằm tiết kiệm thời gian chi phí đi loại của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển Bên cạnh đó, đối với việc hỗ trợ DN trong quá trình thành lập, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành quyết định số 2102/2015/QĐ- UBND của tỉnh Tuyên Quang về việc triển khai thực hiện CS hỗ trợ khi đăng ký thành lập mới hộ KD, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, bao gồm những nội dung sau: hỗ trợ 100% phí công bố nội dung đăng ký DN và 100% lệ phí đăng ký DN: các DN, cá nhân, hộ KD, tổ chức đến đăng ký KD không phải nộp lệ phí đăng ký DN và phí công bố nội dung đăng ký DN; hỗ trợ 100% phí khắc dấu doanh nghiệp: các DN, cá nhân, hộ KD, tổ chức khi đến đăng ký khắc dấu không phải nộp lệ phí khắc dấu; hỗ trợ kinh phí thực hiện phần mềm kế toán DN (2.000.000 đồng/DN), biển hiệu cho các DN (500.000 đồng/DN); hỗ trợ thuế môn bài: hỗ trợ 100% thuế môn bài cho các DN thành lập mới trong năm đầu hoạt động; hỗ trợ lệ phí đăng ký (100%), biển hiệu (200.000 đồng/hộ KD) cho các hộ KD: các hộ KD, cá nhân khi đến đăng ký không phải nộp lệ phí đăng ký hộ KD và được hỗ trợ chi phí làm biển hiệu.

Bảng 3.12. Tình hình hỗ trợ DNNVV trong quá trình thành lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Nội dung Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ

76

Đối với các DNNVV do quy mô nhỏ nên tổ chức bộ máy quản lý thường đơn giản, quyền quyết định mọi vấn đề tập trung ở chủ DN, cơ chế quản lý chủ yếu dựa trên sự thuận tiện và phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của chủ DN. Trong một chừng mực nào đó khi quy mô DN nhỏ, hoạt động ít phức tạp, tính chất gọn nhẹ và thuận tiện trong công tác quản lý. Mặt khác trong quá trình hoạt động KD, DN mở rộng quy mô KD nếu nhà quản lý không có trình độ, năng lực quản lý điều hành, thích nghi với sự thay đổi của thị trường có thể dẫn đến DN làm ăn không hiệu quả và có nguy cơ phá sản. Nên đối với các DNNVV hiện nay, đặc biệt trong GĐ hội nhập KTQT sâu rộng và ký kết các hiệp định TM đòi hỏi các nhà quản lý DN trong các DNNVV phải nâng cao trình độ trong công tác quản lý và điều hành DN để tận dụng các cơ hội từ hội nhập và hạn chế những thách thức gặp phải.

Biểu đồ 3.3. Trình độ quản lý của DNNVV được điều tra trên địa bàn Tuyên Quang

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả điều tra các DNNVV thì 100% nhà quản lý của DNNVV trên địa bàn tỉnh đều trải qua đào tạo. Cụ thể nhà quản lý có trình độ là ĐH chiếm 53,64%, đây là tỷ lệ khá cao điều này chứng tỏ các nhà quản lý rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ quản lý trong công việc điều hành và quản lý DN. Trong khi đó nhà quản lý có trình độ CĐ chiếm 31,23%, còn trung cấp

53.64 31.23 10.32 4.81 Đại học Cao Đẳng Trung cấp

77

chiếm một tỷ lệ khá thấp là 10,32% và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,81%. Qua số liệu phân tích trên chúng ta nhận thấy trình độ nhà quản lý của các DNNVV đều được đào tạo điều này giúp cho việc quản lý và điều hành các DNNVV được tốt hơn và nâng cao hiệu quả SXKD của các DN.

* Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ QLNN

Nâng cao chất lượng cán bộ QLNN của tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua rất được quan tâm. Hàng năm UBND tỉnh thực hiện đánh giá, phân loại chất lượng công chức, viên chức trên tỉnh Thông qua đó đánh giá được chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thuộc các cơ quan QLNN của tỉnh nhận thấy tỷ lệ trình độ cán bộ QLNN có trình độ tiến sĩ chiếm 0,68%; trình độ Thạc sĩ chiếm 14,55%; trình độ ĐH chiếm 73,23%; trình độ Cao đẳng chiếm 6,51%; trình độ Trung cấp chiếm 4,47%; trình độ Sơ cấp chiếm 0,56%. Như vậy, về cơ bản đội ngũ cán bộ QLNN đều trải qua đào tạo, trong đó đội ngũ có trình độ từ ĐH trở lên chiếm 88,46%. Điều này chứng tỏ chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN của tỉnh ngày càng được nâng lên và đáp ứng được yêu cầu của công tác QLNN trong GĐ hiện nay.

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ QLNN

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang

Ngoài ra để đánh giá rõ hơn về chất lượng của đội của cán bộ quản lý nhà nước tỉnh Tuyên Quang theo đánh giá của các doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.28. Tổng hợp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN

4.25 18.32 52.34 17.24 7.85 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp

78 STT Nội dung Mức đánh giá (1- yếu; 2 trung bình; 3- khá, 4 – tốt; 5- rất tốt) Điểm TB Ý nghĩa 1 2 3 4 5 1 Khả năng đáp ứng yêu

cầu công việc 120 105 58 24 18 2,12

Trung bình 2 Trình độ chuyên môn

trong lĩnh vực được giao 114 115 62 21 13 2,09

Trung bình 3 Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý 105 110 61 36 13 2,21 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Nhìn chung, chất lượng cán bộ QLNN của địa phương được đánh giá ở trung bình với số điểm nằm trong khoảng từ 2,09 đến 2,21 . Đội ngũ cán bộ QLNN của tỉnh Tuyên Quang vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như một bộ phận cán bộ công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn, tổ chức, quản lý giỏi; không ít một bộ phận cán bộ có phẩm chất đạo đức cũng như năng lực công tác kém. Những hạn chế của đội ngũ cán bộ QLNN của tỉnh, cũng như chất lượng nguồn nhân lực hiện nay là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển KT của tỉnh, ảnh hưởng đến phát triển của các DNNVV.

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bàn tỉnh Tuyên Quang

3.5.1. Kết quả đạt được

* Về phát triển DNNVV, giai đoạn 2017-2019 ta rút ra những thành tựu chủ yếu sau:

Một là, DNNVV tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình hoạt động KD, loại hình sở hữu, nhờ đó đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch CCKT ngành trên địa bàn tỉnh.

Hai là, DNNVV được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã góp phần khai thác được các nguồn lực phân tán từ mọi thành phần trong xã

79

hội, thành phần KT tại từng địa phương để phục vụ nhu cầu toàn xã hội, đồng thời góp phần tạo ra việc làm, thu nhập cho LĐ địa phương.

Ba là, sự phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy KTTT phát triển. Mặc dù sự hình thành KTTT sẽ tạo môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp tới hoạt động của DNNVV, từ đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện thể chế KTTT, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Song sự gia tăng về số lượng và loại hình hoạt động của DNNVV cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền KTTT theo xu hướng hiện đại.

Bốn là, năng lực KD của DNNVV thể hiện qua sự gia tăng về quy mô vốn, số lượng LĐ, trình độ LĐ từng bước được cải thiện, hiệu quả KD được nâng cao,... góp phần tích lũy để gia tăng đầu tư đổi mới phương thức KD ngày càng hiệu quả theo hướng KTTT và hội nhập KTQT.

Năm là, sự phát triển của DNNVV của tỉnh trong những năm qua đã góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, tạo ra chuỗi giá trị liên kết giữa các DN trên địa bàn tỉnh.

* Về quản lý phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang:

- Xây dựng chủ trương, định hướng và chính sách phát triển của tỉnh Tuyên Quang đã dựa trên căn cứ pháp lý các văn bản, quyết định, nghị quyết của nhà nước, chính phủ, tỉnh Tuyên Quang; mọi chủ trương, định hướng và chính sách về phát triển DNNVV trên địa bàn gắn liền với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương;

- Công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh đa dạng, tạo cho DNNVV có cơ hội phát triển: ban hành nhiều cơ chế về đất đai, thị trường, vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực; Cơ quan QLNN nghiêm túc, công khai thực hiện triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn;

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển DNNVV của tỉnh: tăng cường, chủ động trong công tác kiểm tra,

80

giám sát (KTGS) của Đảng, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực để từng bước đưa công tác KTGS đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm.

3.5.2. Những hạn chế

Trong thời gian qua, các DNNVV tại tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế thể hiện trên các mặt sau:

- Xây dựng chủ trương, định hướng và chính sách phát triển của tỉnh: Chủ doanh nghiệp, toàn thể lao động của DNNVV chưa nắm được chủ trương, định hướng và chính sách về phát triển DNNVV trên địa bàn;

- Công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn có quy trình thực hiện văn bản pháp luật chưa được cập nhật đầy đủ, nhanh chóng;

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển DNNVV của tỉnh chưa được thực hiện định kỳ, đột xuất hàng năm, số lượng cán bộ ở cơ quan QLNN ở có lực lượng mỏng, các đợt thanh tra, kiểm tra chưa diễn ra thường xuyên, bên cạnh đó sự phối hợp giữa cá cơ quan trong kiểm tra, thanh tra chưa chặt chẽ như:

- Nhiều quy định, chính sách môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp; sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, phát triển hỗ trợ công nghiệp còn chậm. Số doanh nghiệp thành lập hàng năm ít, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, du lịch và dịch vụ; ít dự án đầu tư có quy mô lớn.

- Cải cách hành chính, cơ chế phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị còn chậm và chưa thực sự hiệu quả;

- Thủ tục đăng ký kinh doanh: Còn nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận thông tin nên việc chuyển tải các thông tin đến doanh nghiệp chủ yếu qua đường bưu điện vừa tốn kém lại không hiệu quả.

81 - Việc thực hiện các thủ tục đất đai:

+ Những vướng mắc hay gặp phải trong khi thực hiện các thủ tục đất đai, cơ quan, địa phương liên quan hay gây khó khăn, kéo dài thủ tục cho các DN, nhất là thủ tục chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất để mở rộng địa bàn phát triển sản xuất chủ yếu do chính quyền.

+ Việc phối hợp thực hiện giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp còn chậm.

+ Nhu cầu quỹ đất sạch của các doanh nghiệp hiện nay là quá lớn nhưng không có quỹ đất.

- Doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm quản lý, hoạt động độc lập và phân bố không đều, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp; hiệu quả kinh doanh chưa cao và chưa thực sự bền vững.

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Một là, hiện tại tỉnh chưa có kế hoạch phát triển DNNVV cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn, dẫn đến sự phát triển các DN trên địa bàn tỉnh nói chung và DNNVV nói riêng mang tính tự phát và theo xu hướng của nhu cầu thị trường mà không gắn với kế hoạch phát triển KT- XH và định hướng chuyển dịch CCKT của tỉnh.

Hai là, việc triển khai các CS hỗ trợ phát triển DNNVV tại địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều CS có đối tượng hỗ trợ rộng, không dành riêng cho DNNVV, một số CS hỗ trợ nội dung không phù hợp với đối tượng DNNVV.

Ba là, hiện nay tổ chức bộ máy QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh là trách nhiệm chung của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế công tác QLNN còn nhiều hạn chế, chưa có tính hệ thống, còn chồng chéo nhau do quy định pháp lý chưa làm rõ vai trò của cơ quan đầu mối QLNN về phát triển DNNVV, quy định về vấn đề này còn khá mờ nhạt. Việc phối hợp giữa các cơ quan trong lĩnh vực phát triển DNNVV còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cho DNNVV. Công tác CCHC được tỉnh rất chú trọng

82

trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các TTHC vẫn còn rườm rà, giải quyết TTHC đối với DNNVV nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn và thời gian kéo dài.

Bốn là, năng lực, trình độ đội ngũ QLNN từng bước được nâng lên song vẫn còn một số cán bộ, công chức vị trí việc làm không phù hợp, việc tiếp nhận và xử lý thông tin còn chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý công việc và gây khó khăn đối với các DN.

Năm là, hệ thống hạ tầng của tỉnh đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng chỉ tập trung phát triển ở khu vực thành thị và khu CN.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

83

4.1. Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang địa bàn tỉnh Tuyên Quang

4.1.1. Định hướng quản lý nhà nước về phát triển DNNVV

Phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cần quán triệt các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)