Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

* Tình hình kinh tế

Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây, nền kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng kể. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 14,08 %/năm. An ninh lương thực được đảm bảo. Năm 2017, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 10.374 tỷ đồng, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 1.232 USD. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 20.414 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất các ngành là: Nông nghiệp là 5.845.493 tỷ, chiếm 28,63%; Công nghiệp và xây dựng đạt 5.605 tỷ, chiếm 27,46%; Dịch vụ đạt 8.962 tỷ, chiếm 49,91% (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2018). Kinh tế tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có mức tăng trưởng khá so với khu vực và bình quân chung của cả nước, hoàn thành mục tiêu đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Trong các điều kiện tiền đề cho sự phát triển, các nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng tăng trưởng, nhưng để tăng trưởng cao và đảm bảo chất lượng tăng trưởng tốt, cần giải quyết 3 mâu thuẫn chủ yếu là thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực có trình độ và thiếu công nghệ (Hoàng Thanh Vân, 2015). Tuyên Quang có tiềm năng thế mạnh về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến, với nguyên liệu chủ yếu trước hết là các sản phẩm nông lâm nghiệp cho công nghiệp chế biến chè, sản xuất đường kính, chế biến lâm sản và nguyên

40

liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ, chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn và chăn nuôi gia cầm, các sản phẩm từ trồng cây ăn quả. Chi phí cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh thuộc loại thấp, do đất tương đối tốt và tưới tiêu tự chảy, đặc biệt là các huyện phía Nam, cây trồng sinh trưởng nhanh. Tỉnh có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, lạc, cây ăn quả... cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiệu quả đầu tư cao, do đất đai còn rộng có thể xây dựng các khu, cụm công nghiệp với chi phí đền bù thấp, hoặc có thể phát triển công nghiệp chế biến lâm sản từ rừng nguyên liệu hiện có, tiết kiệm được chi phí cho phát triển vùng nguyên liệu. Với những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của Tuyên Quang cho phép phát triển vùng sản xuất cam tập trung theo hướng hàng hóa với sản lượng cao, chất lượng tốt, hướng đến công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

* Dân số và lao động

Dân số: Tính đến năm 2019, dân số tỉnh Tuyên Quang là 773.512 người, với 198.175 hộ gia đình, trong đó dân số nông thôn chiếm 86,3%, mật độ dân số là 131,8 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Tày, Dao, Sán Chay, Mông, Nùng, Sán Dìu, ... (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2018). Bảng 3.1 cho thấy dân cư phân bố không đều, mật độ dân số cao nhất tập trung ở thành phố Tuyên Quang với 810,6 người/km2 , trong khi một số huyện miền núi có mật độ dân cư rất thấp như huyện Na Hang (51,8 người/km2 ) và huyện Lâm Bình (40,5 người/km2 ). Số nhân khẩu bình quân thấp nhất ở thành phố Tuyên Quang (3,4 người/hộ), trong khi một số huyện miền núi có số nhân khẩu bình quân cao nhất như huyện Na Hang (4,3 người/hộ) và huyện Lâm Bình (4,6 người/hộ).

41 Chỉ tiêu Diện tích (km2 ) Dân số (nghìn người) cấu (%) Mật độ dân số (người/ km2 ) Số hộ (nghìn hộ) BQ nhân khẩu (người/ hộ) Tỉ lệ dân số nữ (%) Tỉ lệ dân số nông thôn (%) Toàn tỉnh 5.868 773,5 100 131,8 198,2 3,9 51,1 86,3 TP Tuyên Quang 119 96,5 12,5 810,6 28,5 3,4 51,2 38,4 Huyện Na Hang 864 44,7 5,8 51,8 10,5 4,3 51 81,7 Huyện Chiêm Hóa 1.279 132,1 17,1 103,3 32,7 4 50,6 93,7 Huyện Hàm Yên 901 117,0 15,1 129,9 29,0 4 51 91,3 Huyện Yên Sơn 1.133 168,8 21,8 149 44,3 3,8 51,2 97 Huyện Sơn Dương 788 182,6 23,6 231,8 46,3 3,9 51,1 91,8 Huyện Lâm Bình 785 31,8 4,1 40,5 6,9 4,6 51,6 100

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2019

Tỉ lệ dân số nữ toàn tỉnh chiếm 51,1%, cao hơn so với tỉ lệ dân số nam là 48,9%. Tỉ lệ dân số nông thôn toàn tỉnh chiếm 86,3%, như vậy chỉ có 13,7% dân số thành thị. Đa số các huyện miền núi có tỉ lệ dân số nông thôn chiếm trên 90%, đặc biệt huyện Lâm Bình có 100% dân số nông thôn.

- Lao động: Theo số liệu thống kê của tỉnh Tuyên Quang, tính đến năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 483.502 người, chiếm 63% dân số toàn tỉnh. Hầu hết là lao động làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp, chiếm 88,07% trong tổng số lao động đang làm việc. Tỉ lệ lao động đã qua đào

42

tạo là 15,7% (trong đó nam 18,21%, nữ 13,26%), tỉ lệ lao động đang làm việc là 63% (Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2019). Các số liệu thống kê cho thấy tỉnh Tuyên Quang có nguồn lao động khá dồi dào, đây là tiềm năng lao động rất lớn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động còn thấp và tỉ lệ lao động không có việc làm còn cao, cần có chiến lược đào tạo và sử dụng lực lượng lao động này để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)