Về khả năng sinh lợi của các công ty caosu niêm yết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 84)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.1. Về khả năng sinh lợi của các công ty caosu niêm yết

Những kết quả đạt được từ nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng nợ ngắn hạn tác động tiêu cực lên KNSL, việc gia tăng sử dụng nợ sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn. Những rủi ro này sẽ tác động đến các nhà đầu tư khi cân nhắc đến việc đầu tư cho một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn thường có thời gian tới hạn ngắn, đòi hỏi khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp phải cao, việc này sẽ khiến cho một vài khoản tài sản của doanh nghiệp bị giữ chân. Phần lớn các công ty kinh doanh cao su đều có các nguồn tài sản dài hạn là chủ yếu. Các khoản nợ ngắn hạn có thể khiến các doanh nghiệp này lúng túng nếu lượng tài sản ngắn hạn không nhiều.

Kết quả này không tương đồng với lý thuyết của Modigliani & Miller, (1963) về việc sử dụng nợ sẽ đem lại những lợi ích từ lá chắn thuế nhưng phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng và tương đồng với các nghiên cứu của Ahmad et al., (2012), Hasan et al., (2014), Kausar et al., (2014), Tifow & Sayilir, (2015), Đoàn Vinh Thăng, (2016), …

Biến LDA có tác động ngược chiều lên KNSL khác với dự đoán của tác giả. Việc sử dụng càng nhiều nợ dài hạn sẽ làm cho KNSL càng thấp hơn. Điều này có thể giải thích được là mặc dù có thời gian thanh toán lâu hơn nhưng các doanh nghiệp nghiên cứu có xu hướng dùng ít nợ dài hạn hơn nợ ngắn hạn vì chi phí sử dụng nợ dài hạn cao hơn và rủi ro cũng khá lớn. Các khoản chi phí lãi vay dài hạn sẽ gia tăng áp lực rất lớn lên hoạt động của doanh nghiệp. Thời gian đi vay càng dài thì tiểm ẩn rủi ro càng cao, gánh nặng về lãi suất càng nhiều. Ở thị trường hiện tại dù kết quả kinh doanh khá khả quan song giá bán làm biên lợi nhuận không lớn. Các khoản vay chiếm quá nhiều phần trong lợi nhuận. Ngoài ra, các khoản vay dài hạn khi tới hạn sẽ là một gánh nặng cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp còn tồn kho nhiều,

nguồn vốn không hoạt động được lớn, các nguồn tài sản bị thế chấp mà điều này lại thường thấy trong thị trường kinh doanh cao su. Kết quả này cũng được giải thích với lý thuyết trật tự phân hạng và khớp với các nghiên cứu của Addae et al., (2013), Hasan et al., (2014), Kausar et al., (2014), Tifow & Sayilir, (2015), Lê Trương Niệm, (2016), …

Quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến KNSL. Việc mở rộng quy mô doanh nghiệp sẽ khiến cho KNSL được cải thiện. Điều này là nhờ những lợi ích đến từ lợi thế quy mô. Những ưu đãi về vị thế, và các nguồn lực mà doanh nghiệp lớn có thể sử dụng, huy động nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ đồng thời cũng dễ dàng đạt được niềm tin từ các khách hàng và nhà đầu tư hơn. Những nghiên cứu của Ahmad et al., (2012), Pouraghajan & Malekian, (2012), El-Maude, J.G., Ahmad, A.R. Ahmad, (2016), Phan Thanh Hiệp, (2016), Võ Minh Long, (2016, 2017), … cũng có kết quả tương tự.

Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp càng nhiều thì KNSL càng thấp. Việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều tài sản cố định hữu hình sẽ làm cho vòng quay tài sản rất chậm. Tài sản hữu hình quá nhiều khiến cho doanh nghiệp còn lại ít tài sản hơn cho việc hoạt động. Với một ngành như kinh doanh cao su, thì việc tài sản bị đặt nhiều vào những nơi cố định lâu dài sẽ khiến cho nguồn vốn lưu động, cần thiết để xoay vòng giảm đi rất nhiều gây nên khó khăn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Kausar et al., (2014) và Võ Minh Long, (2016).

Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực đến KNSL như nghiên cứu của Pouraghajan & Malekian, (2012) Kausar et al., (2014), Tifow & Sayilir, (2015), Phan Thanh Hiệp, (2016). Tốc độ tăng trưởng doanh thu cho thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng khả quan có khả năng sẽ mang đến lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư nhờ việc tăng lợi nhuận dành cho việc chia cổ tức. Doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng cũng có thể chứng tỏ được đó là một doanh nghiệp đang hoạt động tốt từ

đó kéo theo nhiều thuận lợi hơn trong quá trình huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 84)