PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 49 - 51)

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Đầu tiên tác giả tiến hành xác lập vấn đề nghiên cứu, xác định mục đích nghiên cứu, từ đó tìm ra hướng để tiến hành nghiên cứu. Sau đó sẽ tiến hành tìm hiểu về các lý thuyết cũng như các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước ở trong và ngoài nước. Từ bước này sẽ đề xuất ra được mô hình nghiên cứu tiến tới việc xác định được cách thức và phương pháp xử lý dữ liệu. Sau khi xác định các dữ liệu cần thu thập sẽ tiến hành thu thập dữ liệu. Khi thu thập được dữ liệu cần thiết, tác giả sẽ tiến hành bước tiếp theo là xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó tìm được kết quả. Khi có kết quả nghiên cứu tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị dựa trên kết quả này. Bước tiếp theo là trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn.

Quy trình nghiên cứu được cụ thể hóa qua hình 3.1.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cấu trúc vốn

- DA - LDA - LDA - SDA

Biến kiểm soát

SIZE LIQUIDITY

GROWTH TANG

Khả năng sinh lợi

- ROA- ROE - ROE

3.1.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở quy trình nghiên cứu, để xác định được tác động của cấu trúc vốn đến KNSL tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy với các biến như sau:

- Biến phụ thuộc phản ánh khả năng sinh lợi: ROA; ROE.

- Các biến kiểm soát tác động đến khả năng sinh lợi: SIZE; TANG; GROWTH; LIQUIDITY.

- Biến độc lập phản ánh cấu trúc vốn: DA, SDA; LDA.

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của đề tài gồm một biến phụ thuộc phản ánh khả năng sinh lợi với 2 đại diện là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE; một biến độc lập phản ánh cấu trúc vốn với 3 đại diện là tỷ lệ nợ ngắn hạn (SDA), tỷ lệ nợ dài hạn (LDA), tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) và bốn biến kiểm soát tác động đến khả năng sinh lợi gồm quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và tính thanh khoản (LIQUIDITY). Mỗi biến khác nhau sử dụng các dữ liệu khác nhau để tính toán.

Sau đó, các dữ liệu sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm Stata 16 theo cách đo lường từ bảng trên để tạo ra dữ liệu hoàn chỉnh cuối cùng phục vụ cho nghiên cứu.

Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình

Tên biến Công thức Tham khảo

Biến phụ thuộc phản ánh KNSL

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Birru (2016); Herciu và Ogrean (2017); Abor (2005); A mjed, S (2007), Gill và các cộng sự của ông (2011)

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Birru (2016); Herciu và Ogrean (2017); Amjed (2007); Abor (2005); Shubita và Alsawalhah (2012)

Biến độc lập phản ánh CTV

DA Tỷ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản Abor (2005 và 2007); Ebaid (2009), Ahmed et Al (2012); Zeitun & Tian (2007)

LDA Tỷ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/Tổng tài sản

Abor (2005); Ebaid (2009), Ahmed et Al (2012); Zeitun & Tian (2007) SDA Tỷ số nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/Tổng

tài sản

Abor (2005 và 2007); Ebaid (2009), Ahmed et al (2012); Zeitun & Tian (2007)

Các biến kiểm soát tác động đến KNSL

Size Quy mô công ty = Logarith của tổng tài sản

Birru (2016); Abor (2005); Zeitun & Tian (2007)

Liquidity Tính thanh khoản = Tiền, tương đương tiền/Tổng tài sản

Majumdar & Chhibber, (1999)

Growth Tốc độ tăng trưởng = (DT thuầnn – DT thuầnn-1) /DT thuần n-1

Amjed (2007); Abor (2005); Gill và các cộng sự của ông (2011)

Tang Tài sản cố định hữu hình = Tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản

Birru (2016)

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu

Để phân tích tác động của CTV đến KNSL trong các công ty kinh doanhcao su niêm yết, tác giả thực hiện phân tích sử dụng phương pháp bình phương bé

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH CAO SU NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 49 - 51)