KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.1. Thực trạng cấu trúc vốn
Bản chất của CTV phản ánh tỷ trọng của nợ trong tổng tài sản để tài trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để nghiên cứu thực trạng của CTV trong các công ty kinh doanh cao su niêm yết trong giai đoạn 2015 -2019, tác giả phân tích các chỉ tiêu phản ánh: tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA) và tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA).
- Chỉ tiêu DA: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản từ các khoản nợ. Trị số chỉ tiêu DA càng cao chứng tỏ mức độ độc lập và tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng thấp, rủi ro tài chính càng cao và ngược lại.
tài trợ cho tổng tài sản. Trị số chỉ tiêu SDA cao sẽ gây áp lực thanh toán cho doanh nghiệp rất lớn, do đó SDA chỉ nên dùng để tài trợ cho tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu LDA: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng vốn dài hạn của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Trị số chỉ tiêu LDA càng cao thì mức độ ổn định tài chính càng tốt, tuy nhiên do lãi suất vay dài hạn thường cao hơn lãi suất vay ngắn hạn nên trị số chỉ tiêu này càng cao thì chi phí tài chính càng lớn.
Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn trung bình của các công ty kinh doanh cao su niêm yết giai từ năm 2015 đến năm 2019 với mẫu nghiên cứu là 18 công ty kinh doanh cao su niêm yết.
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn trung bình của các công ty kinh doanh cao su niêm yết giai đoạn 2015 - 2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu DA (lần) 0,386 0,374 0,397 0,417 0,409 SDA (lần) 0,156 0,170 0,173 0,184 0,173 LDA (lần) 0,229 0,203 0,224 0,233 0,236
(Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata 16 giai đoạn 2015 -2019 của 18 công ty kinh doanh cao su niêm yết)
Qua bảng 4.2 cho thấy các chỉ tiêu DA, SDA, LDA qua các năm không biến động nhiều. Như vậy về cấu nợ của các công ty kinh doanh cao su niêm yết giai đoạn từ 2015 - 2019 tương đối ổn định, nhu cầu về vốn đầu tư không lớn. Trong các công ty kinh doanh cao su niêm yết chủ yếu là vay dài hạn, chi phí lãi vay mà các công ty phải trả không lớn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm bớt nợ trong cơ cấu vốn của mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế dùng nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp trong nghiên cứu này là các chính sách điều chỉnh lãi suất từ ngân hàng Nhà nước cũng như những kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó tác động mạnh lên thị trường ngành kinh doanh cao su. Qua bảng ta thấy các doanh nghiệp cao su niêm yết dùng nợ ngắn hạn vậy là rất ít và có tính ổn định. Việc dùng nợ nhiều sẽ mang đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nên đa phần các doanh nghiệp đều thận trọng và cân nhắc khi dùng nợ ở mức độ này.
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn trung bình ngành cao su năm 2015-2019
(Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu BCTC)
Về nợ dài hạn: Nợ dài hạn là một trong các nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh cao su. Bởi vì sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh cao su đa số đều có thời gian thu hồi vốn dài, vòng đời sản phẩm dài. Nên các khoản nợ có thời hạn thanh toán lâu là rất cần cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, nguồn vốn từ nợ dài hạn thường rất khó huy động, lãi suất cao và rủi ro lớn. Đa phần các khoản vay dài hạn này đều được dùng tài sản để bảo đảm. Ngoại trừ khoản lãi suất không hề nhỏ các doanh nghiệp phải trả thì việc trả nợ khi đến kỳ hạn cũng là một gánh nặng cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không đạt được lại đủ doanh thu theo kế hoạch hay còn tồn đọng hàng tồn kho quá nhiều.
Nợ dài hạn mang đến nhiều rủi ro hơn cho doanh nghiệp cũng như gia tăng các áp lực về lãi suất cùng với các chính sách tín dụng thắt chặt, khó giải ngân vốn ngân hàng, tỷ lệ nguồn vốn trung, dài hạn còn thiếu cũng làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn nợ dài hạn. Các khoản nợ dài hạn của các doanh nghiệp dù chiếm khoảng trên 43% tổng nợ nhưng nếu so với vốn chủ sở hữu thì lại có một tỷ lệ rất lớn.