TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Bản chất và nội dung khả năng sinh lợ
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào, KNSL là vốn kinh tế mà doanh nghiệp đó nắm giữ, đây là kết quả của việc sử dụng các tài sản vật chất và tài sản tài chính. Có nhiều tác giả đã định nghĩa khái niệm về KNSL. Siminica và Stefan (2011) thì cho rằng thu nhập ròng của doanh nghiệp đạt được từ hoạt động có KNSL để trả những chi phí của chính hoạt động đó. Dựa vào mức lợi nhuận mà hoạt động này thu được sẽ phân loại trong các cấp kinh tế vi mô, việc phân loại này sẽ không căn cứ vào loại hình hay tính chất.
Theo Addae, Nyarko-Baasi, và Hughes (2013), nhà quản lý quyết định đúng về CTV sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho các cổ đông và ngược lại nếu nhà quản lý có quyết định sai về CTV sẽ ảnh hưởng rất lớn đến KNSL của doanh nghiệp do đó số lợi nhuận mang lại cho các cổ đông sẽ thấp.
Gill, Biger và Mathur (2011) phát biểu “nếu doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển bền vững thì phải lấy KNSL là mục tiêu sống còn”. Doanh nghiệp cần thiết phải xác định KNSL ở hiện tại và dự báo KNSL trong tương lai. KNSL phản ánh mức lợi nhuận, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí, yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra, mức lợi nhuận thu được cao thì KNSL sẽ cao và ngược lại, mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị nhỏ thì KNSL thấp.
KNSL là thuật ngữ cho biết đồng vào, đồng ra mang lại lợi nhuận. Ở cấp độ doanh nghiệp, KNSL chính là số vốn của doanh nghiệp đó nắm giữ. Tóm lại, KNSL cần đáp ứng đủ ít nhất 02 vấn đề:
(ii) Trả được các khoản lãi vay và hoàn trả các khoản vay đúng hạn.
Trong năm tài khoá lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi thì doanh nghiệp có thể trích chia cho các cổ đông, nếu không trích thì có thể để duy trì dưới dạng vốn dự trữ.
KNSL của doanh nghiệp sẽ cho thấy để đạt được kết quả kinh doanh cao thì việc sử dụng các nguồn lực sẵn có là vô cùng quan trọng. KNSL chính là sự kết hợp tương quan trong quá trình kinh doanh như lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để xác định cả về lượng lẫn về chất của các yếu tố cấu thành.
Vậy doanh nghiệp sẽ đạt KNSL cao khi các yếu tố cấu thành trong quá trình kinh doanh được sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Vấn đề này nếu được nhận thức đúng sẽ giúp phân tích các nhân tố phản ánh điều kiện kinh doanh làm tác động tới KNSL. Từ đó, cần xác định những biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả, cũng như hiệu suất kinh doanh.
Phan Đức Dũng (2014) thì lấy tỷ số tài chính để đo lường KNSL trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp, kết quả này sẽ phụ thuộc vào mùa vụ và ngành nghề kinh doanh. Tỷ số này được tính theo cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo chia cho tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Các số liệu về lợi nhuận sau thuế sẽ lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, còn giá trị tài sản sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán.
Nguyễn Minh Kiều (2009) khẳng định tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo lường KNSL trên mỗi đồng vốn của công ty. Lợi nhuận thu được chính là lợi nhuận ròng chi trả cho các cổ đông. Tỷ số này có giá trị dương thì hiểu rằng công ty làm ăn thu được lợi nhuận (có lãi) và ngược lại nếu mang giá trị âm thì hiểu rằng công ty làm ăn thua lỗ (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007).
Theo Phan Đức Dũng (2008) và Nguyễn Minh Kiều (2009) cho biết tỷ số dùng để đánh giá tình hình sinh lợi của công ty chính là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Kết quả của tỷ số phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông và doanh thu của công ty. Nếu kết quả cho giá trị dương thì công ty kinh
doanh có lãi, kết quả càng cao thì công ty lãi càng lớn. Còn kết quả cho giá trị âm thì công ty này kinh doanh thua lỗ. Bên cạnh đó, kết quả của tỷ số này sẽ còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành, nên khi đánh giá tình hình sinh lợi của công ty thì phải so sánh kết quả này với kết quả của toàn ngành công ty đó đang tham gia.
Còn Nguyễn Minh Kiều (2009) thì cho biết tỷ số sức sinh lợi căn bản là tỷ số tài chính được dùng để đánh giá KNSL của doanh nghiệp mà không bị ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Nếu kết quả tỷ số cho giá trị dương càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi, ngược lại kết quả cho giá trị âm thì doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ.
Theo Thi Nhu Le, Van Anh Mai, Van Cong Nguyen (2020), lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cơ cấu tài chính, đòn bẩy, quy mô và độ tuổi của doanh nghiệp, đặc điểm kinh doanh,… Do đó, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp là cơ sở cần thiết và quan trọng để các nhà quản lý tìm ra các giải pháp hữu ích để cải thiện việc đo lường hiệu suất.