(BHTG). Trong trào lưu chung đó, Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai tích cực chính sách BHTG với mục tiêu góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển bền vững thông qua việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Vào thời điểm được đánh giá “khủng hoảng đang dần qua”, để thúc đẩy cụ thể hóa Luật Bảo hiểm tiền gửi và đề xuất điều chỉnh Luật sau 05 năm ban hành, nhận diện đóng góp của chính sách BHTG đối với tiến trình giải quyết khó khăn của ngân hàng cần được khích lệ và nhân rộng.
Cơ hội triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi hiểm tiền gửi
Xuất phát từ nhu cầu trao đổi vật phẩm làm ra, tiền tệ - phương tiện thanh toán cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ - đã ra đời và không ngừng phát huy tác dụng trong đời sống. Tiền tệ trở thành hàng hóa đặc biệt. Tiếp theo sự ra đời và phát triển của tiền tệ, kinh doanh ngân hàng đã dần hình thành và không ngừng phát triển. Hoạt động ngân hàng an toàn trên cơ sở khởi tạo và duy trì chu kỳ luân chuyển tiền nhịp nhàng - nhận giữ tiền của công chúng, đầu tư tiền, thanh toán tiền gửi - mang lại lợi ích cho người gửi tiền, cơ hội cho nhà đầu tư và thịnh vượng xã hội.
Yếu tố niềm tin của công chúng đối với ngân hàng, sự an toàn và ổn định trong kinh doanh ngân hàng là nền tảng cho sự phát triển và đóng góp của hoạt động ngân hàng đối với thành công của các hoạt động kinh tế, xã hội và cộng đồng. Để đạt được điều đó, các chính sách điều tiết kinh doanh ngân hàng, trong đó có chính sách BHTG, dần được xác định, hoàn thiện và phát huy tác dụng.
Cho tới nay, trên thế giới, chính sách BHTG triển khai được gần 100 năm, ra đời sau rất nhiều so với sự ra đời của hoạt động ngân hàng, mặc dầu vậy, hoạt động BHTG hiệu quả được đánh giá có đóng góp đáng kể cho ổn định kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng tạo cơ hội cho chính sách BHTG phát huy tác dụng. Sự ra đời của chính sách BHTG ở các quốc gia hầu hết đánh dấu sự cần thiết khách quan, xuất phát từ yêu cầu khi kinh doanh ngân hàng gặp khó khăn, niềm tin của người gửi tiền cần được củng cố, quyền lợi của người gửi tiền cần được đảm bảo. Thực tiễn ra đời chính sách BHTG ở Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản... thể hiện kỳ vọng đóng góp của chính sách BHTG cho ổn định kinh doanh ngân hàng thông qua tác động củng cố niềm tin và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Ở Mỹ những năm 1920-1930, kinh doanh ngân hàng liên tiếp gặp khó khăn. Trong giai đoạn 1930-1933 mỗi năm có hơn 1.000 ngân hàng ngừng hoạt động, đỉnh cao là năm 1933 có 4.000 ngân hàng thương mại phải ngừng hoạt động (FDIC, 1984, tr. 21). Trước tình hình đó, đúc kết kinh nghiệm sau nhiều lần thử
nghiệm triển khai chính sách BHTG ở một số bang không hiệu quả, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã ra đời vào 1/1/1934. Tính tới nay, FDIC là tổ chức BHTG công khai sớm nhất và được đánh giá có nhiều thành công, là mô hình được nhiều quốc gia tham khảo và vận dụng. Đóng góp của chính sách BHTG do FDIC triển khai ngay từ những ngày đầu có dấu hiệu tích cực, góp phần kiểm soát tình hình rủi ro gây nên đổ vỡ ngân hàng ở Mỹ. Vào cuối năm 1934, chính sách BHTG ở Mỹ đã được công chúng hưởng ứng nhiệt liệt và thực sự có tác dụng củng cố niềm tin của họ đối với hệ thống ngân hàng. Nhờ vậy, tình trạng đổ vỡ ngân hàng lan truyền thời điểm đó ở Mỹ không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa. Tổng tiền gửi ở các ngân hàng thương mại ở Mỹ trong năm 1934 tăng 7,2 tỷ USD, tăng 22% so với cuối năm 1933. Năm 1941, đánh dấu quá trình 8 năm hoạt động của FDIC, và cũng là thời điểm cuối cùng của quá trình phục hồi kinh tế Mỹ, thời kỳ đã tạo nhiều thuận lợi cho việc thành lập, khởi đầu hoạt động BHTG và cải thiện điều kiện tài chính cho các ngân hàng Mỹ. Trong giai đoạn 1934-1941 mặc dầu ở Mỹ đã có 370 ngân hàng đóng cửa, nhưng FDIC đã tạo điều kiện để các ngân hàng này rút hoạt động khỏi lĩnh vực ngân hàng mà không ảnh hưởng đến các ngân hàng khác. Để làm được