thông tin (CnTT) bùng nổ như hiện nay, CnTT có mặt hầu như trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Công tác đào tạo của các ngân hàng nói chung và ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) nói riêng không nằm ngoài quy luật đó.
ThS. đinh Thị Thu hiền Trung Tđ & nCKh, VDB
dụng đào tạo trực tuyến cho các khóa đào tạo có chọn lọc. Tuy còn một số hạn chế nhưng với những lợi ích đã phân tích, đào tạo trực tuyến ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam đặc biệt trong công tác tự đào tạo. Cũng như nhiều ngân hàng, VDB là tổ chức tín dụng có chi nhánh, phòng giao dịch tại nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước nên công tác đào tạo gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức gây tốn kém, lãng phí nhiều công sức của CBVC tham gia đào tạo. Ứng dụng đào tạo trực tuyến sẽ giúp VDB khắc phục được những bất cập đó.
Một hệ thống đào tạo trực tuyến gồm hai bộ phận: phần mềm (phần mềm đào tạo trực tuyến, trang web, đường truyền), phần cứng (máy chủ và hệ thống kỹ thuật đi kèm). Có 3 phương án ứng dụng giải pháp đào tạo trực tuyến: đầu tư trọn gói, thuê giải pháp, thuê trong một khoảng thời gian và kết hợp đầu tư dần dần kết hợp với cơ sở hạ tầng sẵn có của ngân hàng. Tuy nhiên đối với VDB, việc triển khai giải pháp đào tạo trực tuyến theo phương án trọn gói đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian dài và huy động nhiều nguồn lực (nhân lực, vật lực) để ứng dụng được đào tạo trực tuyến. Phương án thuê không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn và có thể đổi nhà cung cấp nếu dịch vụ đào tạo trực tuyến không đáp ứng được yêu cầu của VDB, tuy nhiên VDB sẽ không được chủ động, mãi phụ thuộc vào nhà cung cấp. Phương án thuê, mua kết hợp sẽ khắc phục hạn chế của 2 phương án trên do VDB vừa có thể ứng dụng sớm đào tạo trực tuyến, nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí do tận dụng được hạ tầng kỹ thuật sẵn có của VDB, đặc biệt khi kết hợp với đề án hiện đại hóa hệ thống CNTT của VDB trong thời gian tới.
Một giải pháp khác, khá đơn giản nhưng hiệu quả hiện nay được
một số ngân hàng kể cả những ngân hàng lớn như BIDV áp dụng đó là đào tạo từ xa có sự hỗ trợ của mạng Internet (gọi tắt là đào tạo qua mạng). Đào tạo qua mạng có các chứng năng chính: truyền tải bài giảng đơn giản (dưới dạng tài liệu, giáo trình hoặc các video ghi hình các khóa học tập trung) của khóa đào tạo tới học viên, kiểm tra trực tuyến, có thể hỗ trợ thêm các diễn đàn trao đổi giữa học viên với học viên, giảng viên với học viên để tăng hiệu quả khóa đào tạo. Cùng là hình thức đào tạo từ xa như đào tạo trực tuyến, đào tạo qua mạng cũng có một số ưu điểm như giảm thiểu chi phí đào tạo, mang lại nhiều cơ hội học tập cho người được đào tạo. Tương tự như đào tạo trực tuyến, đào tạo qua mạng cũng tồn tại những hạn chế ở khả năng tương tác giữa giảng viên và người học (kém hơn so với đào tạo trực tuyến vì không có tính chất trực tiếp), khả năng giám sát quá trình học của học viên. Không cung cấp cho người sử dụng nhiều tính năng như đào tạo trực tuyến nên đào tạo qua mạng không hiệu quả được như đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của phương thức đào tạo trực tuyến mang lại chính từ sự đơn giản, vì phần mềm chủ yếu gồm 3 hợp phần đơn giản: cung cấp bài giảng (tạo, sử dụng), kiểm tra trực tuyến và diễn đàn trao đổi. Do không giảng dạy trực tuyến nên hình thức này cũng không đòi hỏi CBVC nhất thiết phải tập trung tham gia đào tạo cùng một lúc, nên hình thức đào tạo này không đòi hỏi đường truyền có băng thông quá rộng và tốc độ quá cao kéo theo máy chủ cũng không đòi hỏi cấu hình quá mạnh. Vì thế, chi phí đầu tư ban đầu cho hình thức đào tạo này không cao như đầu tư đào tạo trực tuyến, yêu cầu về kỹ thuật cũng không quá cao như đối với đào tạo trực tuyến.
Để củng cố và phát triển hoạt động, VDB cần hướng tới sự chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ theo Quyết định
số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhằm đạt được mục tiêu đó, sớm hay muộn VDB cũng nên nghiên cứu, ứng dụng đào tạo trực tuyến công tác đào tạo trong tổ chức học tập, các kỳ kiểm tra, sát hạch, quản lý công tác đào tạo toàn ngành. Hiện nay điều kiện thực tế về nguồn lực, nhân lực của VDB chưa cho phép triển khai đào tạo trực tuyến, tuy nhiên nhu cầu đào tạo vẫn phát sinh đặc biệt trong bối cảnh VDB đang trong giai đoạn tái cơ cấu hoạt động đòi hỏi nhiều quy chế, quy trình cần thay đổi làm phát sinh nhu cầu đào tạo cho toàn thể CBVC trong hệ thống.
Thiết nghĩ, VDB nên sớm lựa chọn ứng dụng giải pháp CNTT phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Hiện tại, VDB có cơ sở hạ tầng nhất định để triển khai ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo. Bên cạnh kiểm tra trực tuyến đã đi vào hoạt động cho thấy hiệu quả của phần mềm này, VDB đã có một đường truyền ổn định và máy chủ cấu hình đủ mạnh cho hoạt động nghiệp vụ và ứng dụng thêm giải pháp CNTT đơn giản cho công tác đào tạo.
Dựa trên hạ tầng kỹ thuật sẵn có, VDB hoàn toàn có thể triển khai giải pháp đào tạo qua mạng với chi phí hợp lý và mang lại hiệu quả cao thông qua việc xây dựng trang web cung cấp các tính năng: truyền tải bài giảng, kiểm tra trực tuyến được nâng cấp từ phần mềm hiện có, diễn đàn trao đổi. Sau một thời gian triển khai, ứng dụng giải pháp này, VDB sẽ có thêm kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo làm tiền đề triển khai đào tạo trực tuyến đáp ứng chiến lược đào tạo về lâu dài của VDB khi có đủ nguồn lực đáp ứng.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa công sở. Nhìn chung, khi đề cập đến văn hóa công sở, chúng ta thường nhìn nhận các góc độ như trình độ, phương pháp quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan; phong cách giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; cảnh quan và môi trường làm việc. Như vậy, văn hóa công sở có thể hiểu là tổng hòa các giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao.
Văn hóa công sở là kết quả của phương thức ứng xử trong công sở được con người lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Các phương thức ấy được xem là phù hợp, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của các thành viên trong tổ chức và cần đến chúng như một nhu cầu.
Khi văn hóa công sở của cán bộ công chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc chắc chắn cũng sẽ được nâng cao. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của một xã hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nề nếp, kỷ cương; mỗi người công chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao. Do vậy, nếu xét về bản chất thì chúng ta có thể hiểu văn hóa công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành chính.
Từ trước năm 2007, CBVC và người lao động tại 02 Chi nhánh VDB Thừa Thiên Huế, Quảng Trị chỉ thực
hiện nghiêm túc các nội quy cơ quan, tuân thủ 10 điều CBVC không được làm và chấp hành tốt các quy định về Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003. Đa số chưa có nhận thức hoặc nhận thức không đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp, văn minh công sở. Công tác xây dựng văn hóa văn minh doanh nghiệp chưa thực sự được chú ý và dành nhiều thời gian. Do vậy bên cạnh việc chấp hành các quy định về nội quy, kỷ luật lao động, CBVC và người lao động của 02 Chi nhánh chưa tạo ra được nét riêng văn hóa mang thương hiệu VDB, một số điểm hạn chế trong văn hóa công sở như đi họp muộn, trang phục đi làm chưa đồng bộ, hút thuốc trong trụ sở, văn hóa ngồi xe ô tô… vẫn còn tồn tại.
Từ năm 2007, trên cơ sở Quyết định số 129/2007/ QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan Nhà nước. VDB đã lần lượt ban hành các Quyết định số 652/QĐ-VDB ngày 12/12/2007 về việc quy định văn hóa công sở tại các đơn vị thuộc và trực thuộc VDB, Công văn số 4661/VDB-TĐKT ngày 31/12/2008 về hướng dẫn xây dựng “văn hóa công sở” trong hệ thống VDB, Quyết định số 335/QĐ-VDB ngày 01/7/2009 ban hành quy định về công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống VDB, tạo cơ sở, tiền đề cho việc phát triển nhận thức và xây dựng văn hóa, văn minh công sở VDB. Đặc biệt hướng đến mục tiêu chung là xây dựng môi trường làm việc văn minh, đào tạo, rèn luyện CBVC và người lao động năng động, tâm huyết, có tính kỷ luật và tính chuyên nghiệp cao; đóng vai trò là chỉ dẫn hữu ích để CBVC và các cấp quản lý sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và khi đưa ra quyết định. Đặc biệt đảm bảo sự tin tưởng, đoàn kết nội bộ trong xây dựng VDB thành một ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, năng động