Gợi mở thúc đẩy tính hiệu quả của chính sách BHTG ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TC110 (Trang 35 - 36)

của chính sách BHTG ở Việt Nam

Tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi. Cho tới nay có thể nhận định Việt Nam đã trải qua giai đoạn thử nghiệm thành công công cụ chính sách BHTG. Người gửi tiền, tổ chức tham gia BHTG (các ngân hàng) đã cảm nhận tác dụng và sự cần thiết của công cụ chính sách BHTG. Thiếu đi sự bảo vệ của chính sách BHTG, huy động tiền gửi sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Mặc dầu vậy, mức độ bảo vệ đối với người gửi tiền còn rất khiêm tốn. Với qui mô bảo vệ trực tiếp bằng qui định hạn mức chi trả tối đa là 50 triệu đồng/một người gửi tiền/ tại một tổ chức tham gia BHTG như hiện nay, một tỷ lệ lớn người gửi tiền sẽ không được bảo vệ ở mức độ cao có thể chấp nhận được.

Nghiên cứu áp dụng phí BHTG không đồng hạng nhằm thúc đẩy tính tự giác tuân thủ kỷ cương thị trường. Tổ chức BHTG ở Mỹ (FDIC), ra đời đầu tiên và đạt thành công nổi trội, tiên phong trong cải cách các khía cạnh của chính sách BHTG. Sau 59 năm nỗ lực hoạt động, phí BHTG của FDIC đã chuyển từ đồng hạng sang áp dụng phí không đồng hạng. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống phí BHTG của FDIC đã được nhiều quốc gia quan tâm và vận dụng, góp phần rút ngắn thời gian nghiên cứu áp dụng phí không đồng hạng.

Rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng, hành vi trục lợi bảo hiểm tiền gửi cần được định danh, có phương thức ngăn chặn và loại trừ. Mặc dầu công cụ chính sách BHTG được sử dụng để giảm thiểu tổn thất cho người gửi tiền, bản thân chính sách BHTG cũng tạo nên cơ hội phát sinh ứng xử thiếu đạo đức trong kinh doanh ngân hàng. Với sự bảo đảm của chính sách BHTG, có ngân hàng sẵn sàng huy động tiền gửi ở mức lãi suất cao hơn đối tác cạnh tranh. Cùng với huy động vốn như vậy, đầu tư vào dự án có độ rủi ro cao hơn để thu lợi nhuận cao tương ứng là thực tiễn đã diễn ra ở quốc gia có triển khai chính sách BHTG. Thông thường, chính sách BHTG được thiết kế có hạn mức chi trả, vì vậy, khuyến nghị khuyến khích người gửi tiền chia nhỏ tiền gửi, gửi tại nhiều ngân hàng để được bảo vệ theo mức chi trả bảo hiểm. Cùng với việc làm này là việc xem xét, đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra quyết định gửi tiền. Mặc dầu vậy, việc tách sổ tiền gửi do ngân hàng chủ động cùng với người gửi tiền thực hiện, khi ngân hàng đó đã lâm vào tình trạng cận kề phá sản, là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp ngân hàng nhằm trục lợi bảo hiểm tiền gửi, cần được định danh và ngăn chặn.

Tài liệu THaM kHảo Bradley C. M. (2000), a Historical Perspective

on Deposit insurance Coverage DiCJ (2008), annual Report 2007 april 2007 – March 2008, DiCJ FDiC (2009), internet FDiC (2008), Remarks by FDiC Chairman

Sheila C. Bair at the 75th anniversary “Face your finances” Road Show Event, New York – Sep. 19/2009 FDiC (1998), a brief History of Deposit insurance in the united States, , 75 years anniversary Website FDiC (1998), a Brief History of Deposit insurance in the united States FDiC (1984), The First Fifty Years: a History of the FDiC 1933-1983 http://www.vietnamplust.vn

CNTT đã, đang và hứa hẹn sẽ đóng góp nhiều trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo của VDB. Bài viết này sẽ phân tích các phương tiện CNTT đang được ứng dụng trong công tác đào tạo tại hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, từ đó đi tìm giải pháp ứng dụng CNTT phù hợp nhất với tình hình hoạt động của VDB.

Một khóa đào tạo, không tính các khâu tổ chức, chuẩn bị phục vụ lớp học, thông thường được cấu thành bởi hai phần: giảng dạy cho học viên, kiểm tra cuối khóa. Hiện tại, VDB đã ứng dụng phần mềm kiểm tra trực tuyến trong việc tổ chức kiểm tra kiến thức (kiểm tra cuối khóa đào tạo hoặc các kỳ kiểm tra, sát hạch độc lập). Phần mềm kiểm tra trực tuyến hỗ trợ cả hai hình thức kiểm tra thông thường: kiểm tra sử dụng câu hỏi trắc nghiệm (sau đây gọi là kiểm tra trắc nghiệm) và kiểm tra sử dụng câu hỏi tự luận.

Trước khi ứng dụng phần mềm kiểm tra trực tuyến, hình thức kiểm tra trắc nghiệm chủ yếu được sử dụng cho các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ mới của VDB. Nhiều đề kiểm tra được tạo lập dựa trên ngân hàng câu hỏi kiểm tra thông qua việc

đảo câu hỏi, đảo đáp án theo cách thủ công và phải đối diện với nguy cơ bị nhầm lẫn cao. Việc chấm bài kiểm tra cũng được tiến hành thủ công trên bài làm của học viên, dễ gây nhầm lẫn điểm số của bài kiểm tra. Thêm một bất cập khác của việc kiểm tra trắc nghiệm trên giấy, học viên sẽ chỉ biết điểm sau khi việc chấm bài kiểm tra và các thủ tục về quyết định công nhận kết quả kiểm tra, thông báo điểm được hoàn tất. Vì thế, nếu không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra, học viên sẽ bị động trong việc ôn tập để kiểm tra lại nếu được phép.

Phần mềm kiểm tra trực tuyến đã khắc phục được triệt để các hạn chế của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trên giấy và tiết kiệm rất nhiều công sức do không phải tạo đề, không phải tổ chức chấm bài kiểm tra. Các đề kiểm tra được phần mềm tạo dựng ngẫu nhiên bằng cách đảo vị trí các câu hỏi, thậm chí đảo vị trí các đáp án để hầu như mỗi thí sinh sẽ có một đề riêng, đảm bảo tính nghiêm túc cho kỳ kiểm tra. Hệ thống sẽ tự động chấm điểm thông báo kết quả khi thí sinh kết thúc bài làm. Việc tổ chức kiểm tra trực tuyến sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí đi lại, tổ chức cho VDB và tiết kiệm công sức cho cán bộ viên chức (CBVC) của VDB tham gia kiểm tra. Cho đến nay, phần mềm kiểm tra trực tuyến đã được ứng dụng trong nhiều kỳ kiểm tra, sát hạch với hàng ngàn lượt CBVC tham gia. Tuy nhiên, công tác đào tạo tại VDB cần CNTT hóa không chỉ trong việc kiểm tra mà còn trong suốt quá trình đào tạo cho CBVC, việc ứng dụng phần mềm kiểm tra trực tuyến không thể đáp ứng hết được yêu cầu thực tế của VDB. Ứng dụng CNTT trong đào tạo không chỉ dừng lại trong việc tổ chức các kỳ kiểm tra, sát hạch

kiến thức; mà hiện đang được sử dụng làm phương thức hữu hiệu qua việc sử dụng kết nối mạng Internet để thực hiện việc học trực tuyến, lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên, kiểm tra... mà không phải tập trung tại một địa điểm. Do đó, đào tạo trực tuyến mang nhiều ưu điểm, hiệu quả hơn so với phương pháp đào tạo thông thường, như tiết kiệm chi phí trong khâu tổ chức, quản lý, thực hiện kiểm tra cuối khóa cho lớp học vì không mất chi phí ăn ở, đi lại; đơn giản, thuận tiện trong khâu tổ chức, quản lý. Các ưu điểm này sẽ dẫn đến một thuận lợi khác, đơn vị tổ chức lớp học có thể mở rộng đối tượng học viên vì chi phí tổ chức lớp học không tăng nhiều theo quy mô lớp học. Học viên không bị ảnh hưởng nhiều đến công việc, đặc biệt học viên có thể sắp xếp thời gian học phù hợp với lịch làm việc cá nhân nếu khóa đào tạo không đòi hỏi tập trung trong một khoảng thời gian cố định.

Bên cạnh các ưu điểm trên, đào tạo trực tuyến là một hình thức đào tạo từ xa nên vẫn còn một số hạn chế so với phương pháp đào tạo tập trung ở khả năng tương tác giữa học viên và giảng viên, khả năng giám sát việc học của học viên, phụ thuộc vào các điều kiện kỹ thuật như máy móc, thiết bị đường truyền… Trong đó, hạn chế lớn nhất của phương pháp đào tạo trực tuyến là khả năng tương tác của học viên và giảng viên kém, tuy nhiên hiện nay hạn chế này đã được khắc phục phần nào nhờ sự hỗ trợ của “video conference” (thảo luận qua video truyền trực tuyến) đi kèm với Silde bài giảng kết hợp với câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp để kiểm tra khả năng tiếp thu của học viên, ngoài ra các ngân hàng cũng sử

Một phần của tài liệu TC110 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)