VII. Thực trạng các dịch vụ giao nhận ở Việt nam 7.1 Thực trạng
7.2.3 Cơ sở hạ tầng của hệ thống cảng biển không ngừng được củng cố và phát triển
phát triển
Ở phía Bắc, cảng Cái Lân ( Hòn Gai) đi vào hoạt động. Lần đầu tiên đất nước có một cảng hiện đại có đủ sức tiếp nhận các con tàu xấp xỉ 5 vạn tấn. Sau dự án nâng cấp giai đoạn một đạt hiệu quả, cảng Hải Phòng đang thực hiện thực thi dự án nâng cấp giai đoạn 2 mở ra một số luồng tàu mới sâu hơn và có thêm một khu cảng mới trên bán đảo Đình Vũ, nâng toàn bộ chiều dài của Cảng lên 3900m cầu tàu vào những năm sắp tới.
Ở khu vực Bắc Trung Bộ, cảng Nghi Sơn được đầu tư, cảng Cửa Lò đang hoạt động ổn định, sản lượng tăng đều, cảng Vũng Áng cũng đi vào hoạt động. Thừa Thiên Huế có cảng Chân Mây. Dự án mở rộng cảng Tiên Sa- Đã Nẵng cũng đang được gấp rút triển khai.
Ở khu vực Nam Trung Bộ, sau Quy Nhơn bây giờ có thêm Dung Quất. Đặc biệt vũng nước Vân Phong đang nổi lên là một vùng chuyển tiếp dầu hoạt động khá hiệu quả.
Tình hình phát triển cảng ở khu vực TP HCM có chậm hơn. Tuy nhiên cảng Cát Lái là một tân cảng mới đã đi vào hoạt động và một khi tập đoàn cảng trên song Thị Vải hình thành sẽ chia sẻ bớt mức quá tải của các cảng trên song Sài Gòn.
Ngoài ra, việc đầu tư vào cảng Cái Cui ở Cẩn Thơ cũng đang được khẩn trương xúc tiến.
Điều đáng mừng là tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng không ngững tăng trưởng, bình quân trên dưới 10% cho dù ở một cảng nào đó, chỉ số tăng trưởng có giảm chút ít thì lại được bù đắp ở nơi khác.