V. Chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ giao nhận hàng hóa 5.1 Khái niệm
5.3.2. Lệnh giao hàng (Delivery Orde r D/O)
Khái niệm: Lệnh giao hàng (delivery order) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi… hiểu đơn giản hơn có nghĩa là lệnh giao hàng chỉ
thị người đang giữ hàng giao cho người nhận hàng – consignee (có ghi trong lệnh giao hàng - consignee). Để có thể nhận được hàng, doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải tập hợp đầy đủ lệnh giao hàng để có thể nhận hàng từ người viết bill (Shipper)
Phân loại: Các loại lệnh giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được phân chia tùy theo đối tượng ban hành bao gồm 2 loại:
D/O phát hành bởi hãng tàu: là lệnh mà hãng tàu cấp nhằm yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho một người nào đó. Thường đó sẽ là hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder (nếu lô hàng dùng HBL) hoặc yêu cầu giao hàng cho người nhập khẩu thực tế (nếu lô hàng dùng Direct MBL).
D/O của forwarder: là lệnh của forwarder yêu cầu người nắm giữ hàng giao hàng cho consignee (công ty nhập khẩu). D/O của forwarder được làm sau khi họ nhận được D/O của hàng tàu. Vì vậy người ta hay gọi D/O loại này là “lệnh nối”.
Cách lấy D/O: Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau rồi bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy D/O:
Giấy giới thiệu
Thông báo hàng đến (photo) Vận đơn (bản gốc)
Việc lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục hải quan hoàn toàn không liên quan đến nhau, doanh nghiệp cần sắp xếp thời gian để làm thủ tục hải quan xem lấy lệnh trước hay làm thông quan trước đều được tùy theo tình trạng hàng.