V. Chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ giao nhận hàng hóa 5.1 Khái niệm
5.3.1. Thư tín dụng (Letter of Credit L/C)
Thư tín dụng ( Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
Điểm đặc biệt của L/C
L/C hoạt động độc lập với hợp đồng ngoại thương mặc dù L/C được hình thành dựa trên cơ sở hợp động mua bán giữa 2 bên.
Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ, chứ không quan tâm hàng hóa. Người mua mở L/C, và người thụ hưởng đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)
- Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa. - Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Bản chất thư tín dụng chứng từ (L/C)
Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra. Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.
Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ
- Đối với Người bán
Ngân hàng sẽ thanh toán đúng như trong thư tín dụng bất kể việc người mua có trả tiền hay không.
Hạn chế việc chậm trễ trong chuyển chứng từ
Khách hàng có thể chiết khấu L/C để có tiền trước sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng.
- Đối với Người mua
Người nhập khẩu yên tâm rằng người bán sẽ phải tuân thủ quy định trong L/C để đảm bảo được thanh toán, nếu không người bán sẽ mất tiền.
- Đối với Ngân hàng
Thu phí dịch vụ (Phí mở L/C, chuyển tiền, phí chỉnh sửa L/C,..) Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ - Đối với Người bán
Nếu không xuất trình bộ chứng từ theo quy định trong L/C sẽ không được thanh toán tiền hàng.
- Đối với Người mua
Thư tín dụng hoạt động độc lập với hợp đồng mua bán và làm việc theo bộ chứng từ. Do đó, nếu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán mà không quan tâm liệu hàng hóa thực tế có được giao đúng hay không, thậm chí hàng hóa không được giao.
Hồ sơ thanh toán bằng thư tín dụng
Để thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu hồ sơ khách hàng xuất trình bao gồm: - Bản chính L/C xuất và các tu chỉnh (nếu có)
- Bộ chứng từ xuất theo quy định trên L/C, tu chỉnh L/C
- 02 bản chính Phiếu xuất trình chứng từ hàng xuất (theo mẫu của Ngân hàng )
- 02 bản chính Hợp đồng chiết khấu (theo mẫu của Ngân hàng ) nếu khách hàng có đề nghị chiết khấu.
Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng
Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng xuất khẩu (L/C) được thực hiện như sau:
- Ngân hàng gửi thông báo (theo mẫu của Ngân hàng) cho khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận được công điện L/C hoặc công điện tu chỉnh L/C
- Khách hàng xuất trình hồ sơ như trên cho nhân viên TTQT - Nhân viên TTQT:
+/ Ký xác nhận trên Phiếu xuất trình chứng từ hàng xuất và gửi lại cho khách hàng 01 bản +/ Kiểm tra bộ chứng từ và thông báo cho khách hàng về tính hợp lệ của bộ chứng từ trong vòng 05 giờ kể từ khi khách hàng gửi đầy đủ chứng từ
- Sau khi bộ chứng từ hoàn tất, Ngân hàng gửi bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài và yêu cầu thanh toán.