Xét nghiệm tế bào cổ tử cung 1 Nguyên lý kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 30 - 31)

Thuyên giảm

1.3.3Xét nghiệm tế bào cổ tử cung 1 Nguyên lý kỹ thuật

1.3.3.1 Nguyên lý kỹ thuật

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP) là phương pháp thường dùng nhất để sàng lọc UTCTC. PAP là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung và được chứng minh là phương pháp có hiệu quả trong phòng ngừa UTCTC, góp phần làm giảm tỷ lệ mới mắc và tử vong UTCTC tại nhiều quốc gia trên thế giới [49]. Dựa trên bằng chứng vững chắc, sàng lọc UTCTC thường xuyên ở phụ nữ bằng xét nghiệm PAP giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do UTCTC [11].

Có nhiều kỹ thuật làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung như kỹ thuật lấy mẫu 1 lam, 2 lam, chổi tế bào, nhúng dịch, … Phạm vi luận án chỉ trình bày kỹ thuật lấy mẫu 1 lam (dùng 1 spatula): sau khi bộc lộ CTC, dùng đầu ngắn của spatula cào toàn bộ chu vi cổ ngoài CTC. Bắt đầu cào ở vị trí 9 giờ, xoay 1 vòng theo chiều kim đồng hồ, kết thúc ở vị trí 9 giờ (có thể xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ, từ vị trí 3 giờ đến 3 giờ). Rút spatula ra không phết tế bào lên lam. Tiếp tục dùng đầu dài của spatula cào toàn bộ chu vi cổ trong CTC. Bắt đầu cào ở vị trí 9 giờ, xoay 1 vòng theo chiều kim đồng hồ, kết thúc ở vị trí 9 giờ. Nhanh chóng phết tế bào trên đầu ngắn spatula lên một nửa lam ở kế bên phần kính mờ. Phết theo 1 chiều duy nhất. Phết mỏng đều, sao cho chỉ có 1 lớp tế bào. Tương tự, phết tế bào trên đầu dài của spatula lên một nửa lam phía đối diện với phần kính mờ. Cố định mẫu ngay lập tức bằng dung dịch cồn 95° hoặc cồn/ether tỷ lệ 1/1 hoặc khí dung cố định dạng xịt [6], [9], [22].

1.3.3.2 Diễn giải kết quả

Phân loại theo hệ thống Bethesda 2014: là bảng hệ thống phân loại mới nhất và được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của CTC, gồm:

- Không có tổn thương trong biểu mô hoặc ác tính: các thay đổi không tăng sinh và tế bào biến đổi do viêm

- Khác: tế bào nội mạc ở phụ nữ ≥ 45 tuổi - Bất thường tế bào biểu mô lát:

+ Tế bào lát không điển hình ý nghĩa chưa xác định (ASC-US). + Tế bào biểu mô lát không điển hình chưa loại trừ HSIL (ASC-H).

+ Tổn thương tế bào trong biểu mô lát mức độ thấp (LSIL) bao gồm tổn thương do nhiễm HPV/ loạn sản nhẹ/ CIN I.

+ Tổn thương tế bào trong biểu mô lát mức độ cao (HSIL) bao gồm loạn sản trung bình và nặng, CIS; CIN II và CIN III.

+ Ung thư tế bào biểu mô lát. - Bất thường tế bào biểu mô tuyến:

+ Tế bào biểu mô tuyến nội mạc tử cung

+ Tế bào biểu mô tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định (AGC).

+ Tế bào biểu mô tuyến không điển hình liên quan tăng sản ác tính (AGC-AIS). + Ung thư tế bào biểu mô tuyến tại chỗ (AIS).

+ Ung thư tế bào biểu mô tuyến xâm lấn: biểu mô tuyến kênh cổ tử cung, biểu mô tuyến nội mạc tử cung.

+ Ung thư tế bào chưa xác định [9].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 30 - 31)