Liên quan giữa biến đổi HPV-DNA với biến đổi tế bào học cổ tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 35 - 37)

Thuyên giảm

1.4.3 Liên quan giữa biến đổi HPV-DNA với biến đổi tế bào học cổ tử cung

được trong vòng 1 đến 2 năm. Phụ nữ bị nhiễm nhiều lần HPV đường sinh dục, với nhóm type HPV nguy cơ cao hoặc sự tồn tại của nhiễm HPV kéo dài, đặc biệt là HPV 16 ở biểu mô cổ tử cung, thì tế bào bị nhiễm có nguy cơ phát triển thành các tổn thương tế bào tiền ung thư (nguy cơ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung) và sau đó tiến triển thành UTCTC tại chỗ hay xâm lấn hoặc di căn xa rất cao [7], [59]. Điều này cho thấy, khả năng tiến triển của các tổn thương tế bào từ tiền ung thư đến ung thư, phụ thuộc vào tình trạng nhiễm HPV và việc tiếp cận điều trị các tổn thương này của bệnh nhân. Hoàng Thị Thanh Huyền (2014) cho rằng, sự biến đổi tế bào CTC có liên quan chặt chẽ với tình trạng nhiễm HPV nhóm type nguy cơ cao như HPV 16, 39, 51, 52, 53 và 68 [19].

Theo Andreas C. Chrysostomou (2018), phụ nữ nhiễm HPV nhiều lần mặc dù kiểm tra tế bào học CTC cho kết quả bình thường, thì theo thời gian vẫn có nguy cơ gia tăng tân sinh trong biểu mô cổ tử cung mức độ CIN II+ [34]. Tương tự, Yuanhang (2019) cũng ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV chiếm 51% ở nhóm phụ nữ có kết quả mô bệnh học là CIN III [135]. Nghiên cứu của Mariam (2019) cho thấy giá trị của xét nghiệm HPV-DNA khác nhau ở bệnh nhân có các kết quả xét nghiệm tế bào học khác nhau. Tỷ lệ 38,6% phụ nữ nhiễm HPV có kết quả CIN II, trong khi tỷ lệ này lần lượt là 37,5% đối với ASC-US và 53,1% đối với LSIL. Mặt khác, tỷ lệ nhiễm các type HPV theo kết quả tế bào học cũng khác nhau. Đối với CIN II+ tỷ lệ nhiễm HPV 16 là 46,7%; HPV 18 là 19%. Trong khi ở CIN III+ thì tỷ lệ này lần lượt là 26,5% và 14,3% [97].

Shitai Zhang (2019) cho thấy, những phụ nữ nhiễm HPV (HPV-DNA dương tính) có nguy cơ tiến triển thành CIN I, II+ và UTCTC khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bất thường của xét nghiệm tế bào học cổ tử cung, cụ thể: nếu kết quả xét nghiệm PAP là ASC-US thì tổn thương tế bào cổ tử cung ở mức độ CIN I là 79,1%; CIN II+ là 92,8% và UTCTC là 96,6%. Trong khi đó, nếu kết quả xét nghiệm PAP là LSIL hoặc AGC, thì tỷ lệ các mức độ tổn thương tại cổ tử cung thấp hơn nhiều, với các kết quả lần lượt là CIN I 54,7%; CIN II+ 83,5% và UTCTC là 93,1% với kiểm định Mann

Polona J. Maver (2019) cho rằng, việc sàng lọc UTCTC nên dựa trên xét nghiệm HPV-DNA, vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn xét nghiệm PAP trong phát hiện các tổn thương CIN II+, CIN III+ và UTCTC. Đồng thời, kết quả HPV- DNA cũng khách quan hơn và ít thay đổi hơn so với kết quả PAP [108]. Việc phối hợp xét nghiệm HPV- DNA và PAP trong sàng lọc UTCTC, có thể giúp làm tăng độ đặc hiệu trong việc phát hiện các mức độ tổn thương CIN II, III so với thực hiện xét nghiệm HPV-DNA đơn thuần [11]. Tương tự, Sarah L. Bedell (2020) cũng cho rằng độ nhạy của PAP trong việc sàng lọc UTCTC sẽ tăng từ 50 - 85% lên gần 100% nếu như có sự kết hợp với xét nghiệm HPV [119].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 35 - 37)