Tỷ lệ PAP bất thường và tỷ lệ biến đổi PAP theo thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 104 - 106)

- Bước 9: tổng hợp các thông tin và số liệu thu thập được từ các bộ câu hỏi 1, 2,3 và các kết quả xét nghiệm ở các thời điểm 2013, 2018 và 2020 để xác định sự biến đổ

4.2.4.1Tỷ lệ PAP bất thường và tỷ lệ biến đổi PAP theo thời gian

Xét nghiệm: HPV 1, PAP 1, VIA

4.2.4.1Tỷ lệ PAP bất thường và tỷ lệ biến đổi PAP theo thời gian

Trong 213 phụ nữ tham gia nghiên cứu có 2 trường hợp PAP bất thường từ kết quả của năm 2013. Những phụ nữ này được làm PAP lần 2 vào năm 2018, kết quả có 7/213 trường hợp PAP bất thường chiếm 3,3%. Khi xét nghiệm PAP lần 3 vào năm 2020 kết quả ghi nhận có 8/213 trường hợp PAP bất thường chiếm 3,8% (Bảng 3.14). Kết quả của chúng tôi thấp hơn của Nguyen Vu Quoc Huy (2018) ghi nhận tỷ lệ PAP bất thường 4,6% [105] nhưng cao hơn của Elkanah Omenge Orang’o (2020) báo cáo tỷ lệ PAP bất thường ở phụ nữ Kenya từ 18 - 64 tuổi là 2,3% [64]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại tương đồng với báo cáo mới nhất của Eman Al Sekri (2021) nghiên cứu trên 442 phụ nữ Oman tuổi từ 21 - 65 tuổi: tỷ lệ PAP bất thường là 3,7%; trong

đó tỷ lệ các kiều hình được ghi nhận là ASC-US chiếm 1,8%, tiếp theo là LSIL chiếm 1,4% và SCC chiếm 0,5% [65]. Nhìn chung, kết quả của chúng tôi hơi khác một ít so với các tác giả trong và ngoài nước. Sự khác biệt này có thể do điều kiện địa lý, điều kiện sống và cách chọn mẫu khác nhau.

Sau khi tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả của 3 lần làm PAP, chúng tôi ghi nhận có sự thay đổi kết quả như sau: năm 2018 có 6 trường hợp PAP bình thường chuyển thành bất thường chiếm 2,8%; 1 trường hợp PAP bất thường chuyển thành bình thường chiếm 0,5%; 1 trường hợp kết quả vẫn bất thường chiếm 0,5%. Năm 2020 có 7 phụ nữ có PAP bình thường chuyển thành bất thường chiếm 3,3%; 1 trường hợp PAP bất thường chuyển thành bình thường chiếm 0,5% (Bảng 3.19).

Tỷ lệ biến đổi PAP theo chiều hướng xấu giai đoạn 2013 - 2018 là 2,8%; giai đoạn 2018 - 2020 và 2013 - 2020 lần lượt là 1,5% và 3,3%. Tỷ lệ biến đổi PAP theo chiều hướng tốt giai đoạn 2013 - 2018 là 50%; giai đoạn 2018 - 2020 và 2013 - 2020 lần lượt là 28,6% và 50%. Tỷ lệ không biến đổi PAP giai đoạn 2013 - 2018 là 96,7%; giai đoạn 2018 - 2020 và 2013 - 2020 lần lượt là 97,7% và 96,2% (Bảng 3.15 - 3.17). Sàng lọc PAP đơn thuần thường cho tỷ lệ âm tính giả cao. Kết quả của PAP phụ thuộc vào phương pháp và chất lượng của các nghiên cứu. Trong đó hai nguyên nhân chính của âm tính giả là sai số chọn mẫu (60%) và sai số do đọc kết quả (40%) [45]. Trong nghiên cứu chúng tôi đã cố gắng khống chế sai số bằng cách kết hợp PAP với các phương pháp sàng lọc khác như là VIA, HPV và MBH. Đồng thời, ngoài việc các mẫu xét nghiệm được tiến hành phân tích và đọc tại Bộ môn Giải phẫu bệnh - trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi cũng đã gửi mẫu kiểm chứng kết quả xét nghiệm với Bệnh viện Chợ Rẫy - bệnh viện hàng đầu và rất có uy tín ở khu vực phía Nam nước ta và đã cho kết quả tương đồng với nhau. Sàng lọc PAP thường xuyên rất có giá trị trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC ít nhất 80% [104]. Theo Bruni L (2019) nếu phụ nữ từ 30 - 55 tuổi được làm PAP mỗi 5 năm thì tỷ lệ mắc UTCTC sẽ giảm 83,9% [49]. Kiểm định Mc. Nemar cho thấy không có sự thay đổi về kết quả PAP từ năm 2013 - 2020 với p > 0,05. Điều này cho thấy sự thay đổi tế bào học nếu có thường rất chậm, kèo dài rất nhiều năm. Do đó, người phụ nữ cần

phải được làm PAP định kỳ hàng năm như Joseph P. Connor cho rằng nguy cơ UTCTC giảm 64% khi người phụ nữ được làm PAP liên tiếp trong 10 năm. Tác giả khuyến cáo phụ nữ nên đi sàng lọc UTCTC bằng PAP khi bắt đầu có QHTD và tiếp tục hàng năm cho đến khi có được ba lần kết quả bình thường liên tiếp. Sau đó, tần suất sàng lọc có thể giảm xuống còn 3 năm một lần nếu các yếu tố nguy cơ được kiểm soát. Các yếu tố nguy cơ như: QHTD sớm, có nhiều bạn tình, sử dụng thuốc lá và mắc bệnh suy giảm miễn dịch hay đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch [87].

Alexa L. Swailes (2019) cho rằng các tổn thương CIN là tiền thân của UTCTC nhưng không phải tất cả các trường hợp đều tiến triển thành ung thư mà các trường hợp tổn thương tiền ung thư có thể tự thoái triển [31]. Đồng thời, Sarah L. Bedell (2020) khuyến cáo người phụ nữ cần sàng lọc lặp lại trong phần lớn cuộc đời bởi vì kết quả PAP có độ nhạy thấp và thay đổi theo thời gian [119]. Việc sàng lọc PAP thường xuyên làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC ít nhất 80% [104]. Do đó, việc sàng lọc UTCTC bằng kỹ thuật PAP nên được thực hiện thường xuyên nhằm giúp phụ nữ phát hiện sớm các bất thường và có kế hoạch theo dõi giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành UTCTC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 104 - 106)