Bước 4: lấy các mẫu bệnh phẩm để làm các xét nghiệm HPVDNA, PAP, VIA và làm mô bệnh học những phụ nữ có kết quả khám lâm sàng nghi ngờ tổn thương tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 59 - 60)

làm mô bệnh học những phụ nữ có kết quả khám lâm sàng nghi ngờ tổn thương tế bào cổ tử cung.

Kỹ thuật lấy mẫu HPV: người phụ nữ nằm tư thế sản phụ khoa, được bộc lộ cổ tử cung bằng mỏ vịt, đưa que tăm bông vô trùng vào CTC ấn nhẹ và xoay tăm bông theo chiều kim đồng hồ 5 lần, sau đó rút que tăm bông ra khỏi cổ tử cung và âm đạo, nhúng que tăm bông vào ngay trong dung dịch bảo quản càng nhanh càng tốt, đậy nắp lọ bằng cách xoáy nắp chặt. Khi lấy bệnh phẩm dùng que tăm bông quay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để tránh làm tổn thương niêm mạc cổ tử cung gây chảy máu, nếu lẫn nhiều hồng cầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các bước tiếp theo và kết quả xét nghiệm. Mẫu bệnh phẩm sẽ được trữ lạnh ngay và gửi đến phòng Sinh học phân tử, trường Đại học Y Dược Cần Thơ không quá 6 giờ sau khi lấy.

Kỹ thuật lấy mẫu PAP: tất cả các phụ nữ tham gia nghiên cứu được làm phết tế bào CTC bằng que Spatule với kỹ thuật lấy mẫu 1 lam: dùng đầu ngắn của spatula cào toàn bộ chu vi cổ ngoài cổ tử cung (xoay spatula 3600). Bắt đầu cào ở vị trí 9 giờ, xoay 1 vòng theo chiều kim đồng hồ, kết thúc ở vị trí 9 giờ (có thể xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ, từ vị trí 3 giờ đến 3 giờ). Rút spatula ra không phết tế bào lên lam. Sau đó, dùng đầu dài của spatula cào toàn bộ chu vi cổ trong cổ tử cung (xoay spatula 3600). Bắt đầu cào ở vị trí 9 giờ, xoay 1 vòng theo chiều kim đồng hồ, kết thúc ở vị trí 9 giờ. Nhanh chóng phết tế bào trên đầu ngắn spatula lên một nửa

lam ở kế bên phần kính mờ. Phết theo 1 chiều duy nhất, mỏng đều, đảm bảo chỉ có 1 lớp tế bào. Tiếp tục phết tế bào trên đầu dài của spatula lên một nửa lam phía đối diện với phần kính mờ. Phết theo 1 chiều duy nhất, mỏng đều, sao cho chỉ có 1 lớp tế bào. Cố định mẫu ngay lập tức bằng dung dịch cồn 95°.

Kỹ thuật làm VIA: VIA là phương pháp quan sát bằng mắt thường màu sắc của cổ tử cung (biểu mô lát và biểu mô tuyến) thời gian trong 1 - 2 phút sau khi bôi acid acetic 3% lên bề mặt cổ tử cung. Làm xét nghiệm VIA bằng cách dùng bông gòn vô trùng lau sạch khí hư ở bề mặt CTC và túi cùng âm đạo, sau đó dùng bông nhúng acid acetic 3% bôi lên bề mặt CTC 1 phút và quan sát bằng mắt thường dưới ánh sáng đèn khám phụ khoa trong 1 phút mọi thay đổi ở cổ tử cung và vùng chuyển tiếp. Những trường hợp không rõ tổn thương hoặc nghi ngờ thì được đối chiếu với các kết quả bất thường qua chẩn đoán lâm sàng ở CTC như viêm lộ tuyến CTC, viêm CTC, tái tạo nang Naboth, polyp CTC, loét trợt, nghi ngờ ung thư và tiếp tục bôi acid acetic 3% lên bề mặt CTC và đánh giá lại kết quả.

Kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung: tiến hành bấm sinh thiết cổ tử cung làm xét nghiệm mô bệnh học tất cả những phụ nữ nghiên cứu có kết quả VIA dương tính và những trường hợp có kết quả PAP bất thường (PAP có kiểu hình ≥ AS-CUS). Bấm sinh thiết tại vị trí VIA dương tính hoặc ở 4 vị trí 3, 6, 9, 12 giờ ở cổ tử cung nếu kết quả PAP bất thường bằng kềm sinh thiết chuyên dụng. Mẫu mô được bấm có kích thước từ 1 - 2mm lấy cả chiều dài của biểu mô và tổ chức đệm ở dưới. Sau đó, mẫu sinh thiết được cố định trong dung dịch formol 10%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 59 - 60)