Biến đổi HPV-DNA và mối liên quan với sự biến đổi tế bào học cổ tử cung 1 Biến đổi HPV-DNA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 33 - 35)

Thuyên giảm

1.4Biến đổi HPV-DNA và mối liên quan với sự biến đổi tế bào học cổ tử cung 1 Biến đổi HPV-DNA

1.4.1 Biến đổi HPV-DNA

Human papillomavirrus được xác định là nguyên nhân của 99% trường hợp UTCTC với khoảng 14 type HPV thuộc nhóm nguy cơ cao gây UTCTC. Trong đó, 2 type HPV 16 và HPV18 được tìm thấy trong khoảng > 70% trường hợp phụ nữ mắc UTCTC và các type HPV 31, 33, 35, 45, 52 và 58 chiếm khoảng 20% phụ nữ mắc UTCTC trên toàn thế giới [3], [73], [85]. Shing Cheng Tan (năm 2018) ghi nhận có 83,2% phụ nữ mắc UTCTC được xét nghiệm có kết quả HPV-DNA dương tính. Trong số này, tác giả đã phân lập được 14 type HPV nhóm nguy cơ cao, với 2 type HPV chiếm tỷ lệ cao nhất là HPV 16 (35,7%) và HPV 18 (26%) [121].

Trong điều kiện phát triển bình thường, các lớp tế bào trên cùng của biểu mô CTC khi già sẽ chết đi và bong ra, các tế bào mới lại tiếp tục được sản sinh, nên hầu hết các viêm nhiễm ở tế bào biểu mô CTC đều tự biến mất sau một thời gian, nên đôi khi không có biểu hiện triệu chứng viêm trên lâm sàng. Trong trường hợp viêm nhiễm CTC kéo dài do nhiễm HPV với nhóm type nguy cơ cao (chiếm khoảng 5 - 10% các

trường hợp nhiễm HPV), kết hợp đồng thời với sự có mặt các yếu tố nguy cơ khác, thì quá trình này sẽ bị ngắt quãng, các tế bào nhiễm HPV có xu hướng tiếp tục tăng sinh, phát triển mà không bị chết đi, tạo nên sự bất thường trong sự phát triển tế bào biểu mô CTC (tế bào biến chuyển ác tính), các tế bào này tiếp tục tăng sinh và xâm lấn vào các tế bào ở lớp mô phía dưới (sự xâm lấn của tế bào ung thư). Sự tiến triển từ lức tế bào bị nhiễm HPV cho đến khi phát triển thành ung thư xâm lấn thường rất chậm, có thể từ 15 đến 20 năm tùy theo cá thể [87].

Theo Javid Sadri Nahand (2020) sự lẫn tránh hệ miễn dịch là nguyên nhân quan trọng giúp HPV có thể tồn tại dai dẳng trong cơ thể. Ở giai đoạn sớm, HPV- DNA không gây phản ứng viêm và không hoạt hóa đáp ứng miễn dịch tự nhiên nhưng khi HPV tồn tại dai dẳng thì dẫn đến sự tiết ra các cytokines gây viêm mở đường cho sự tẩm nhuận các tế bào miễn dịch và các cytokines gây viêm càng tăng thì mức độ đáp ứng miễn dịch càng tăng kể cả đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại tình trạng nhiễm HPV nhưng càng về sau thì có hiện tượng rối loạn bài tiết cytokine (sự mất cân bằng giữa Th1 và Th2 cytokine) có thể gây ra phản ứng miễn dịch kém ở giai đoạn cuối tổn thương tạo ra sự biểu hiện quá mức của các gen sinh ung thư E6 và E7 của HPV [79]. Do đó, việc xét nghiệm HPV-DNA chính là thời điểm thuận lợi cho việc tầm soát UTCTC giúp phát hiện sớm và điều trị những tổn thương loạn sản cũng như ung thư giai đoạn sớm nếu có.

Có hai loại chính của ung thư cổ tử cung là ung thư tế bào biểu mô lát và ung thư tế bào tuyến. Khoảng 80 - 90% UTCTC là ung thư tế bào biểu mô lát phát triển trong tế bào lát bao phủ bề mặt vùng cổ ngoài cổ tử cung, thường bắt đầu ở vùng chuyển tiếp. Ung thư tế bào tuyến cổ tử cung phát triển từ các tế bào trụ vùng cổ trong cổ tử cung. Có tỷ lệ rất nhỏ UTCTC có các tổn thương của cả hai loại ung thư biểu mô tế bào lát và tế bào tuyến gọi là ung thư hỗn hợp [42]. John Doorbar (2015) cho rằng mức độ biểu hiện E6 và E7 của virus tăng từ CIN I đến CIN III và những thay đổi trong biểu hiện gen là khác nhau. Ngoài ra tác giả còn tìm thấy vai trò của p53 rất quan trọng đối với cảm ứng bắt giữ chu kỳ tế bào và apoptosis khi tiến triển chu kỳ tế bào

bất thường và là một mục tiêu của cả E6 có nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Sự mất mát E6 và sự tích lũy của p53 dẫn đến sự suy giảm chu kỳ sản xuất của HPV [84].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 33 - 35)