Tính giá trị của tế bào học trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 31 - 32)

Thuyên giảm

1.3.3.3Tính giá trị của tế bào học trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Để xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của phết tế bào CTC, cả ngưỡng thử nghiệm và ngưỡng tiêu chuẩn tham chiếu phải được xác định. Trong thực tế, ASC- US thường được sử dụng làm ngưỡng kiểm tra và CIN I thường được sử dụng làm ngưỡng tham chiếu. Sự kết hợp này cho độ nhạy khoảng 68% và độ đặc hiệu khoảng 75%. Ngưỡng thử nghiệm phù hợp hơn có thể là LSIL, với ngưỡng tham chiếu là CIN II. Sự kết hợp này cho độ nhạy từ 70 - 80%, với độ đặc hiệu khoảng 95% [104]. Sàng lọc tế bào học đơn thuần thường cho tỷ lệ âm tính giả cao. Hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo độ nhạy từ 60 - 85% và độ đặc hiệu > 90%. Các sai số trong ước lượng độ nhạy và độ đặc hiệu thường là do sự khác nhau về phương pháp và chất lượng của các nghiên cứu. Có nhiều nguyên nhân gây ra sai số trong sàng lọc UTCTC bằng PAP như: sai số chọn mẫu, kỹ thuật phết tế bào, xử lý mẫu, đọc kết quả, kiểm tra chất lượng labo, diễn giải phết tế bào và sai số báo cáo. Trong đó hai nguyên nhân chính của âm tính giả là sai số chọn mẫu (60%), và sai số do đọc kết quả (40%).

Nhiều nghiên cứu đã khống chế sai số bằng cách dùng một phương pháp khác kết hợp với sàng lọc tế bào như kết hợp soi cổ tử cung, vẽ sơ đồ tổn thương CTC, ... Những phương pháp này cho thấy độ nhạy của tế bào học ≥ 90% nhưng bị hạn chế bởi tăng chi phí, thời gian sàng lọc và đòi hỏi cán bộ phải được huấn luyện tốt [45].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV tại thành phố Cần Thơ (Trang 31 - 32)