Định giá bán sản phẩm sản xuất theo phương pháp chi phí toàn bộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 31 - 33)

Theo phương pháp chi phí toàn bộ:

Giá bán = Chi phí nền + Phần tiền tăng thêm

Giá bán = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất × Tỷ lệ phần tiền tăng thêm tính theo chi phí sản xuất

Chi phí nền: Là chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung hay nói cách khác đây chính là chi phí sản xuất.

Phần tiền tăng thêm: Là phần dùng để bù đắp chi phí lưu thông, chi phí quản lý và tạo mức lãi hợp lý theo nhu cầu hoàn vốn cần thiết. Nó là bộ phận linh hoạt khi xây dựng giá. Tùy theo tình hình thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, phần tiền tăng thêm có thể điều chỉnh tăng giảm. Phần tiền tăng thêm được xác lập bằng tích số giữa chi phí nền với tỷ lệ phần tiền tăng thêm. Tỷ lệ phần tiền tăng thêm khi định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo phương pháp chi phí toàn bộ được xây dựng như sau:

91 Tỷ lệ Tỷ lệ phần tiền tăng thêm = Tổng chi phí bán hàng + Tổng chi phí quản

lý doanh nghiệp + Lãi vay +

Mức lãi hoàn vốn mong muốn Tổng chi phí sản xuất

Tỷ lệ phần tiền tăng thêm có thể xây dựng cho từng sản phẩm, cho nhóm sản phẩm hoặc toàn doanh nghiệp, và nó có thể được xây dựng.bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm hay bằng phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật.

Ngoài nội dung được xây dựng cơ bản trên của chi phí nền và phần tiền tăng thêm, một số nhà quản trị có thể phân tích chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để phân bổ vào chi phí nền; tỷ lệ phần tiền tăng thêm chỉ tính cho mức lãi để hoàn vốn mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp và khó khăn, bởi lẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp rất khó phân bổ vào chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Do đó, phương pháp tính được sử dụng khả thi và phổ biến cũng thường tập trung vào phương pháp cơ bản ban đầu.

Với kỹ thuật định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo phi pháp chi phí toàn bộ, chúng ta nhận thấy điểm nổi bật của phương pháp định giá sản phẩm này là kết cấu thông tin của các thành phần giá hợp với thông tin trên hệ thống kế toán tài chính. Vì vậy, việc thu thập thông tin được dễ dàng hơn trong điều kiện sử dụng hệ thống kế toán chính hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu hẳn tính linh hoạt mềm dẻo trong điều chỉnh giá. Bởi lẽ, trong các thành phần chi phí nền và phần tiền tăng thêm đều bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí, vì khi mức độ sản xuất kinh doanh thay đổi thì rất khó xác định, dự báo chi phí nền, phần tiền tăng thêm. Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh muốn hạ thấp giá đến mức tối thiểu (bằng biến phí) sẽ không thể xác được mức giá tối thiểu.

Ví dụ 4.1:

Công ty ABC định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo phương pháp chi phí toàn bộ với các số liệu sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 100 ng.đ/sp Chi phí nhân công trực tiếp: 70 ng.đ/sp

Chi phí sản xuất chung 80 ngàn đ/ sản phẩm (trong đó định phí 60 ngàn đ/ sản phẩm ) (Tổng định phí sản xuất chung tính cho mức hoạt động từ 1.000 sản phẩm đến 1.200 sản phẩm là 60.000 ng.đ)

Chi phí bán hàng là 70 ngàn đ/ sản phẩm( biến phí là 10 ng.đ/sản phẩm, định phí là 60 ng.đ/sản phẩm)

(Tổng định phí bán hàng tính cho mức hoạt động từ 1.000 sản phẩm đến 1.200 sản phẩm là 60.000 ng.đ)

Chi phí quản lý doanh nghiệp: 80 ng.đ/sp

(Tổng định phí quản lý doanh nghiệp tính cho mức hoạt động từ 1.000 sản phẩm đến 1.200 sản phẩm là 80.000 ng.đ)

92

quân 1.000.000 ng.đ

Số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ 1.000 sản phẩm

Phiếu định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt

(theo phương pháp chi phí toàn bộ)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)