Phương pháp ra quyết định dài hạn

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 76 - 79)

- Phân tích các thông tin thích hợp

1245.1.6.3 Quyết định tiếp tục sản xuất hay nên bán

5.2.5 Phương pháp ra quyết định dài hạn

5.2.5.1. Phương pháp giá trị hiện tại thuần - NPV(The net present value method)

Giá trị hiện tại thuần (hay còn gọi là hiện giá thuần) của một dự án đầu tư là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền thu với giá trị hiện tại của các dòng tiền chi

136

liên quan đến dự án. Hiện giá thuần chính là cơ sở cho việc xem xét và ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư dài hạn.

NPV= Hiện giá thuần dòng thu- Hiện giá thuần dòng chi

Hoặc

Trong đó :

NPV: Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư dài hạn của đầu tư. CFt: Khoản tiền thu từ đầu tư ở năm thứ t.

ICt: Vốn đầu tư ở năm thứ t.

n : Thời gian thực hiện của khoản đầu tư. r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hoá.

Hiện giá thuần của một phương án còn được mô tả bằng một thuật ngữ kinh tế khác như lợi nhuận còn lại (Residual Income), Giá trị kinh tế gia tăng (Econnomic value added). Phương pháp NPV là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính các dự án đầu tư dài hạn. Trên phương diện kế toán quản trị, phương pháp hiện giá thuần nhằm cung cấp thông tin tài chính về phương án sản xuất kinh doanh tư vấn cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định đầu tư.

Phương pháp hiện giá thuần được thực hiện qua trình tự các bước như sau:

Bước 1: Chọn lựa khoảng thời gian thích hợp để tính toán giá trị hiện tại của các dòng tiền thu và các dòng tiền chi dự tính liên quan đến dự án. Thông thường, khoảng thời gian thích hợp được lựa chọn chiết khấu các dòng tiền thu và chi là năm, phù hợp với kỳ hạch toán qui định cho các doanh nghiệp hiện nay.

Bước 2: Lựa chọn tỉ suất chiết khấu các dòng tiền thích hợp. Tỉ suất chiết khấu thường được lựa chọn là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, thể hiện yêu cầu sinh lợi tối thiểu đối với dự án nhằm bù đắp đủ chi phí của các loại vốn huy động cho dự án.

Bước 3: Dự tính các dòng tiền thu và các dòng tiền chi của dự án. Dòng tiền thu bao gồm:

- Dòng tiền thu từ thu nhập của phương án - Dòng tiền từ tiết kiệm chi phí

- Dòng tiền từ tiết kiệm vốn lưu động (giảm vốn tài trợ cho hoạt động) - Dòng tiền thu từ giá trị tận dụng của tài sản khi hết hạn sử dụng Dòng tiền chi bao gồm:

åå å = = + - + = n t t t n t t t r IC r CF NPV 0 0 (1 ) (1 ) å = + - = n t t t t r IC CF NPV 0 (1 ) ) (

137

- Dòng tiền chi cho vốn đầu tư ban đầu vào phương án đầu tư - Dòng tiền chi cho mức gia tăng vốn hoạt động

- Dòng tiền chi cho vốn hoạt động trong quá trình vận hành phương án - Dòng tiền chi cho chi phí thường xuyên khi triển khai phương án.

Bước 4: Căn cứ vào đặc điểm của các dòng tiền thu và dòng tiền chi, tính chiết khấu các dòng tiền về giá trị hiện tại.

Bước 5: Xác định hiện giá thuần (NPV) theo giá trị hiện tại của các dòng tiền thu và các dòng tiền chi. Đây chính là tiêu chuẩn để lựa chọn phương án.

Các quyết định đưa ra:

- Phương án đầu tư sẽ được chọn nếu NPV > 0

- Trường hợp NPV= 0, phương án này có thể được chọn hoặc không được chọn tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh hiện tại doanh nghiệp đã khai thác hết năng lực kinh tế vốn hay chưa.

- Trong trường hợp có nhiều phương án để xem xét thì phương án nào có hiện giá thuần lớn hơn sẽ là phương án được chọn.

Ưu, nhược điểm của phương pháp NPV

Phương pháp NPV có ưu điểm sau:

- Cho phép nhà quản trị chọn được dự án đầu tư với khả năng tạo ra dòng tiền tốt nhất.

- Có tính đến yếu tố giá trị theo thời gian của tiền. Do vậy nó cho phép nhìn nhận hiệu quả phương án đầu tư xác thực hơn

- Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp NPV, nhà quản trị gặp phải một số vấn đề phức tạp như:

- Việc xác định tỷ suất chiết khấu là vấn đề phức tạp. Không có một tỷ suất chiết khấu chung cho tất cả các doanh nghiệp, tất cả các phương án, mà nó phụ thuộc vào lãi suất thị trường hiện tại và tương lai, nguồn vốn sử dụng và quan điểm của nhà đầu tư.... Khi tỷ suất chiết khấu không phù hợp thì NPV sẽ không có nhiều ý nghĩa.

- Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư. Không cho thấy mức sinh lời của vốn đầu tư với chi phí sử dụng vốn.

Ví dụ 5.7

- Công ty Cơ khí Việt Thắng đang xem xét so sánh việc cải tạo, nâng cấp lại một hệ thống máy móc sản xuất đang sử dụng với việc mua một hệ thống máy móc mới mới để thay thế. Số liệu của bộ phận nghiên cứu đều xuất như sau:

138

- Phương án 1: Cải tạo lại hệ thống máy móc cũ

Chỉ tiêu Số tiền

Vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp 45.000 Chi phí sửa chữa bảo hành hàng năm (từ năm 2 đến 4) 12.000 Chi phí hoạt động hàng năm 18.000 Doanh thu từ bán sản phẩm hàng năm 38.000 Giá trị tận dụng khi thanh lý 3.000

- Thời gian sử dụng dự tính là 5 năm, Lãi suất chiết khấu mong muốn của cổ đông (14%)

- Phương án 2: mua hệ thống máy móc mới

Chỉ tiêu Số tiền

Vốn đầu tư ban đầu 80000 Giá trị thanh lý thiết bị cũ 12.000 Chi phí sửa chữa bảo hành hàng năm (từ năm 2 đến năm 4) (10.000) Chi phí hoạt động hàng năm (18.000) Doanh thu từ bán sản phẩm hàng năm 42.000 Giá trị tận dụng khi thanh lý 5.000

Thời gian sử dụng dự tính là 5 năm, Lãi suất chiết khấu mong muốn của cổ đông (14%)

Cách 1: So sánh giá trị hiện tại thuần của 2 phương án

Căn cứ vào số liệu ta lập bảng tính sau

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)