Định giá bán sản phẩm phải hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi định giá bán sản xuất hàng loạt cần phải: Bù đáp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí quản lý; Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo mức hoàn vốn và sinh lợi cho vốn hợp lý. Nếu định giá bán sản phẩm của loanh nghiệp không đảm bảo được hai yêu cầu trên thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn tài chính.
Trong định giá cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt, tất cả các chi phí đều thích hợp cho việc định giá. Vì vậy, nhà quản trị cần phải cân nhắc rõ ràng mục tiêu lợi nhuận để tránh những tổn thất hoặc không giữ được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt, giá thường phân tích giá thành 2 bộ phận:
Chi phí nền: Là phần cố định trong giá mà giá bán phải đảm bảo được để bù đắp cho chi phí cơ bản.
Phần tiền tăng thêm: Là phần linh hoạt trong giá dùng để bù đắp linh hoạt cho chi phí khác và tạo lợi nhuận.
Giá bán là sự kết hợp giữa chi phí nền và phần tiền tăng thêm:
Giá bán = Chi phí nền + Phần tiền tăng thêm
Tính linh hoạt của mô hình định giá tùy thuộc vào cơ cấu chi phí trong phương pháp thiết kế chi phí nền và phần tiền tăng thêm, Chúng ta có thể khảo sát tính linh hoạt qua các phương pháp định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo phương pháp chi phí toàn bộ và theo phương pháp chi phí trực tiếp.