CHƯƠNG 5: THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢNTRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 57 - 59)

- Không tồn tại giá thị trường của sản phẩm chuyển nhượng.

CHƯƠNG 5: THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢNTRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

QUYẾT ĐỊNH

5.1. Quyết định ngắn hạn

5.1.1- Khái niệm quyết định ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường, khi cả thế giới là một thị trường chung, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, tạo ra nhiều thách thức trong cạnh tranh. Đồng thời, cũng ra ra những điều kiện tiền đề mới cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó, không phải chỉ diễn ra đối với bản thân các quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn đan xen giữa các doanh nghiệp, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau và không phải chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, mà còn diễn ra trong phạm vi giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, đòi hỏi quản trị các doanh nghiệp phải đẩy nhanh các quá trình sản xuất kinh doanh, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng phải hết sức năng động, linh hoạt và nhạy bén theo cơ chế thị trường, chớp thời cơ bằng các quyết định sáng suốt, thông minh và hiệu quả nhằm tận dụng mọi khả năng về nguồn lực sẵn có thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.

Vậy, quyết định là gì:

Có thể hiểu, quyết định là sự lựa chọn từ nhiều phương án cụ thể khác nhau.

Căn cứ theo thời gian, các quyết định được chia thành hai toại: quyết định dài hạn và quyết định ngắn hạn.

Việc ra quyết định là một trong những chức năng rất cơ bản của các nhà quản lý doanh nghiệp. Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp thường xuyên phải xử lý với những tình huống, như: Sản xuất sản phẩm gì, sử dụng phương pháp sản xuất nào thích hợp, kinh doanh mặt hàng nào thì phù hợp, có nên loại bỏ bộ phận đang kinh doanh kém hiệu quả hay không, cần phải có những biện pháp gì cho bộ phận sản xuất kém hiệu quả, nên bán bán thành phẩm hay tiếp tục chế biến,.... Việc ra các quyết định chính xác và hợp lý là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và phức tạp. Sự khó khăn của nhiệm vụ nàythường được tăng lên gấp bội bởi sự tồn tại không phải chỉ là một, hoặc hai, mà rất nhiều các quá trình hoạt động có thể xảy ra trong mọi tình huống mà quản trị doanh nghiệp phải giải quyết. Bởi vậy, có thể hiểu: Quyết định ngắn hạn là những quyết định có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ngắn, thông thường dưới một năm.

Ra quyết định là một chức năng quan trọng và xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, nó được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn thông tin của kế toán quản trị cung cấp nhằm phục vụ các nhà quản trị ra các quyết định.

Để phục vụ cho việc ra quyết định, nhà quản trị cần thiết phải tập hợp và phân tích nhiều dạng thông tin khác nhau, trong đó thông tin cung cấp bởi kế toán quản trị, đặc biệt là thông tin về chi phí đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Các thông tin này phải được xử lý bằng các phương pháp phù hợp như thế nào để phục vụ có hiệu quả nhất cho việc ra các quyết định

117

của nhà quản trị. Các quyết định của nhà quản trị có thể phân thành 2 loại: các quyết định ngắn hạn và các quyết định dài.

Quyết định dài hạn là các quyết định liên quan đến quá trình đầu tư vốn để phục vụ mục tiêu lâu dài của tổ chức, hay nói một cách khác, đây là các quyết định liên quan đến vốn đầu tư dài hạn cho mục đích thu được lợi tức trong tương lai. Các quyết định dài hạn thường liên quan đến việc đầu tư vào các loại tài sản cố định như máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng,… Một vài dạng quyết định dài hạn thường gặp như: quyết định đầu mở rộng sản xuất, để tiết kiệm chi phí hoạt động; quyết định về lựa chọn loại máy móc thiết bị cần đầu tư. V,v..

Quyết định ngắn hạn được hiểu như là các quyết định có tác dụng trong khoảng thời gian tương đối ngắn, trong vòng một năm, tính từ khi phát sinh các chi phí đầu tư theo các quyết định đó đến khi thu được các nguồn lợi. Hay nói một cách khác, các quyết định ngắn hạn được đưa ra nhằm thoả mãn các mục tiêu ngắn hạn của tổ chức. Các dạng quyết định ngắn hạn này phát sinh một cách thường xuyên, liên tục trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh.

5.1.2. Ý nghĩa của các quyết định ngắn hạn

Theo khái niệm trên, quyết định ngắn hạn thực chất là quyết định tác nghiệp, là những quyết định có thời hạn thường dưới một năm, có thể là những quyết định trong ngày, như: giải quyết các trục trặc của quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu thiếu đồng bộ, không đảm bảo về số lượng, chất lượng, không đáp ứng được tính chất kịp thời của việc cung cấp nguyên vật liệu gây khó khăn cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất lao động, hoặc thiếu lao động,....

Hoặc có những quyết định như: Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp đều phải tổ chức hội nghị nhằm đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của kỳ đã qua và có những nhận địnhtiếp theo của quá trình sản xuất. Dựa vào những thông tin của kế toán quảntrị, quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp sẽ ra các quyết định nhằm phấn đầu hoàn thành mọi nhiệm vụ của dự toán sản xuất kinh doanh đã đề ra, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn nhân tài, vật lực nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, những quyết định của quản trị doanh nghiệp đúng đắn và hợp lý sẽ có tác dụng rất lớn nhằm góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất của doanh nghiệp phát triển, làm tăng quy mô kết quả sản xuất kinh doanh, tăng tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trái lại, nếu các quyết định cho dù là ngắn hạn của doanh nghiệp bị sai lầm và sai lầm nghiêm trọng thì chẳng những quá trình sản xuất kinh doanh không phát triển được, thậm chí sớm hay muộn sẽ dẫn doanh nghiệp đến con đường phá sản. Điều này, thực tế đã hiển thị xảy ra đối với nhiều doanh nghiệp.

5.1.3 Đặc điểm của các quyết định ngắn hạn

Các quyết định ngắn hạn trong điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường có những đặc điểm cơ bản, sau đây:

Đặc điểm về mục tiêu của các quyết định ngắn hạn

Đa số các quyết định ngắn hạn trong điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường nhằm vào mục tiêu chính là lợi nhuận. Hay nói một cách khác, các quyết định

118

ngắn hạn của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu cơ bản là lợi nhuận cao nhất, với chi phí thấp nhất. Đây là một vấn đề mà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp thường xuyên phải quan tâm, không có con đường nào khác là muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu giảm chi phí sản xuất kinh doanh phải giảm các yếu tố nào trong sản xuất, mức độ giảm của mỗi yếu tố, mỗi khoản mục chi phí ở mức độ nào, bằng cách nào, thì sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là những nhân tố phát triển sản xuất theo chiều sâu, đòi hỏi quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp phải am hiểu tường tận và sâu sắc quá trình sản xuất kinh doanh mới có thể ra được các quyết định chuẩn xác.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 57 - 59)