Mô hình chung tính giá chuyển nhượng theo giá thị trường

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 47 - 48)

- Phần tiền tăng thêm linh hoạt:

a. Mô hình chung tính giá chuyển nhượng theo giá thị trường

Giá chuyển nhượng theo giá thị trường được căn cứ vào giá bán sản phẩm trên thị trường kết hợp với điều kiện cụ thể về tính hình chi phí, thu nhập của bộ phận thực hiện. Giá chuyển nhượng theo giá thị trường được xây dựng khái quát như sau:

Đơn giá chuyển nhượng =

Biến phí tính cho mỗi đơn vị sản phẩm

+

Mức phân bố số dư đảm phí của sản phẩm bán ra ngoài bị thiệt hại

Ví dụ 4.6:

Giả sử giá bán sản phẩm trên thị trường loại nguyên vật liệu chính trên của phân xưởng I là 6.000đ/kg. Phân xưởng II cần cải tiến chất lượng sản phẩm A để tăng khả năng cạnh tranh. Với yêu cầu này, phân xưởng II phải thay đổi loại nguyên vật liệu chính đang sử dụng. Để đáp ứng yêu cầu phân xưởng II, phân xưởng I phải cải tiến chất lượng nguyên vật liệu chính đang sản xuất với kết quả chi phí vật tư sản xuất nguyên vật liệu chính ở phân xưởng I tăng thêm 200đ/kg. Nếu tính giá sản phẩm chuyển nhường theo giá thị trường thì giá nguyên vật liệu chính từ phân xưởng I chuyển sang phân xưởng II được thiết lập như sau:

107

(Theo giá thị trường)

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.200 đ/kg - Chi phí nhân công trực tiếp: 1.000 đ/kg - Biến phí sản xuất chung: 500 đ/kg - Định phí sản xuất chung: 1.000 đ/kg - Lãi trên biến phí bị thiệt hại (6.000đ/sp – 4.500đ/sp): 1.500 đ/kg Đơn giá chuyển nhượng: 6.200 đ/kg Tổng giá chuyển nhượng 6.200 đ/kg x 1.000 kg = 6.200.000 đ

Sử dụng giá thị trường để điều hành giá trong quá trình chuyển nhượng sản phẩm thì tất cả các bộ phận hoặc phân xưởng đều cho khả năng thu được lợi nhuận trên vốn đầu tư. Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường cũng giúp cho nhà quản trị quyết định tốt nhất khi nào chuyển nhượng đó chính là mức giá thấp nhất chuyển giao từ bộ phận thực hiện sang bộ phận nhận sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận của bộ phận và toàn doanh nghiệp. Sử dụng giá thị trường để chuyển nhượngcòn tạo điều kiện cạnh tranh với thị trường của tất cả các bộ phận, giúp cho các bộ phận nhận thức được mức phí hợp lý của mình so với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là một căn cứ đánh giá kết quả của các nhà quản trị ở từng bộ phận để củng cố và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm. Tuy nhiên, để vận hành được các quvết định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá thị trường, các nhà quản trị cần phải tuân thủ một số điều kiện chung mang tính chất nguyên tắc:

- Bộ phận mua phải mua sản phẩm của bộ phận bán nếu bộ phận bán đáp ứng được tất cả các điều kiện giá cả, chất lượng và muốn bán nội bộ.

- Bộ phận mua có quyền từ chối nếu bộ phận bán không đáp ứng được các điều kiện giá cả, chất lượng, nhất là trong trường hợp giá chuyển nhượng cao hơn giá thị trường.

- Cần thiết lập một ủy ban, bộ phận trung gian giải quyết các bất đồng, tính cục bộ giữa các bộ phận mua với các bộ phận bán để đảm bảo mục tiêu chung doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị: Phần 2 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)