Sự cần thiết phải kề thừa các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 58 - 60)

2. Mục tiêu đồng thời là nội dung của xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận là nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức cách mạng, những đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, về cơ bản được xác định tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998).

3. Xây dựng đạo đức bao hàm giáo dục đạo đức và tạo lập những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thuận lợi cho giáo dục đạo đức có hiệu quả cao.

4. Giáo dục đạo đức lại bao hàm giáo dục và tự giáo dục với những hình thức thích hợp, hiệu quả.

2.2.2. Sự cần thiết phải kề thừa các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay niên Ninh Thuận hiện nay

Theo chúng tôi, sự cần thiết phải kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống bị quy định bởi các lí do sau:

Một là, kế thừa chính là tính quy luật chung, phổ quát trong tiến trình vận động và phát triển của mọi sự vật và hiện tượng, trong đó có đạo đức. Một trong những quy luật cơ bản nhất biểu hiện khuynh hướng của sự phát triển là quy luật phủ định của phủ địnhkế thừa là một là một đặc trưng cơ bản. Sự kế thừa, thực chất, chính là mối liên hệ tất yếu, khách quan giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển. Trong mối liên hệ đó, cái mới ra đời thay thế và phủ định cái cũ, nhưng không phủ định sạch trơn cái cũ. Kế thừa chính là liên hệ giữa các giai đoạn hay giữa hay giữa các cấp độ khác nhau trong sự phát triển của sự vật. Kế thừa biểu hiện ở chỗ, một hay nhiều yếu tố của sự vật được bảo tồn và đổi mới khi sự vật chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác cao hơn của sự phát triển.

Như vậy, kế thừa là một quá trình mang tính quy luật, biểu hiện đặc trưng của sự phát triển bao hàm cả sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Tính quy luật của sự kế thưa trong tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn trong lĩnh vực xã hội, tư duy, trong đó có lĩnh vực đạo đức, kế thừa mặc dù vẫn mang tính khách quan, nhưng lại gắn liền với những hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. Những yếu tố của cái cũ trong quá khứ phải có khả năng đem lại những lợi ích nhất định cho con người hiện tại và tương lai thì mới được con người chủ động nhận thức, kế thừa và làm cho nó trở thành một yếu tố của cái mới. Theo nghĩa đó, kế thừa trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay là tôn trọng, chủ động và tự giác thực hiện một trong những quy luật khách quan của xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay

Hai là, các giá trị đạo đức truyền thống chính là cơ sở, tiền đề, điểm xuất phát của quá trình hiện đại hóa xã hội và xây dựng nền đạo đức mới, con người mới. Thực tế cho thấy, không xã hội nào, không quốc gia nào lại có thể xây dựng xã hội mới, nền đạo đức mới từ hư vô, tức là từ sự đoạn tuyệt tuyệt đối đối với quá khứ. Việc xây dựng nền đạo đức mới và cùng với nó là những nhân cách đạo đức mới trong điều kiện hiện đại hóa chỉ có thể dựa trên cơ sở hiện thực, mà hiện thực này là do những giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng cấu thành.

Trong tinh thần đó, Trung Quốc, Nhật Bản đều chủ động và tích cực kế thừa những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống làm cơ sở, điểm xuất phát cho cất cánh, phát triển. Cụ thể hơn, các học giả Trung Quốc đánh giá rất cao những ưu thế của đạo đức truyền thống Trung Hoa. Những ưu thế này được biểu hiện cụ thể trong các yêu

cầu, các chuẩn mực đạo đức đã trở thành giá trị truyền thống. Chẳng hạn, thiên hạ hưng vong, sất phu hữu trách (thiên hạ hưng vong kẻ sất phu có trách nhiệm), tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ), kỉ sở bất dục vật thi ư nhân (điều mình không muốn thì không làm cho người khác), nhân ái hiếu đễ (nhân ái với người, hiếu với cha mẹ, quý trọng anh em), thành tín đốc thực (thành thực chất phác), khắc kỉ phụng công (kiềm chế bản thân để phụng sự sự nghiệp chung),

kiến lợi tư nghĩa (thấy lợi phải nghĩ đến nghĩa)… Những giá trị này đang được kế thừa trong xây dựng nhân cách đạo đức cho con người Trung Hoa hiện đại. Tương tự như vậy, Nhật Bản chủ động áp dụng công thức "Đạo lí Nhật Bản + kĩ thuật phương Tây" trong phát triển. Ngay cả ở các nước tây Âu, bắc Mĩ, nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp sớm nhất, thì quá trình hiện đại hóa cũng không thoát li những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức. Trong tác phẩm Đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, M.Weber đã chỉ ra và phân tích khá thuyết phục mối liên hệ sâu sắc giữa những giá trị, những phẩm chất đạo đức tin lành đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong bối cảnh chung đó, ngay từ Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta trong khi chủ trương xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới

nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới, đã nhận thức được rất rõ vị trí, vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức đối với việc xây dựng hệ giá trị, chuẩn mực xã hội mới; từ đó xác định yêu cầu "Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu thời đại"1. Với chủ trương và yêu cầu đó, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ chín khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng đã xác định, một trong những mục tiêu cụ thể của định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người là: "Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước"2. Có thể

1 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.113. Hà Nội, 1996, tr.113.

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 58 - 60)