Nâng cao hơn nữa thức và trách nhiệm của các chủ thể trong của kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 96 - 106)

7 Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Tài liệu đã dẫn.

4.2.1.Nâng cao hơn nữa thức và trách nhiệm của các chủ thể trong của kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh

đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay

4.2.1. Nâng cao hơn nữa thức và trách nhiệm của các chủ thể trong của kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận

Trong những năm qua, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng các cấp ủy, chính quyền, Hội liên hiệp thanh niên, Đoàn thanh niên tỉnh cũng như các chủ thể khác vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc thực hiện trách nhiệm đối với công tác thanh niên nói chung, công tác kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho họ nói riêng. Bởi vậy, các chủ thể cần nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm trong công tác thanh niên nói chung, trong kế thừa giá trị đạo đức truyền thống xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận nói riêng.

Đối với các cấp ủy và chính quyền

Các cấp ủy và chính quyền cần cụ thể hóa đầy đủ và sát hợp với thực tiễn hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết các chỉ thị của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Ninh Thuận về công tác thanh niên. Trong những năm qua, việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về thanh niên, đặc biệt là Luạt thanh niên, của các cấp ủy, chính quyền tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định.

Để khắc phục những hạn chế đó, cần có sự tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ đạo sát sao các ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt Luật thanh niên, các nghị quyết, các chương trình liên quan đến thanh niên. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách cần có sự đồng bộ, nhất quán với nhau, từ đó tạo điều kiện cho việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên. Bởi lẽ, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên không phải là một nhiệm vụ, một lĩnh vực hoạt động hoàn toàn độc lập, mà chính là một phương diện trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên và rộng hơn là một phương diện của công tác thanh niên nói chung. Cùng với điều đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc tạo những điều kiện tối ưu để thanh niên được giáo dục, rèn luyện và thử thách; đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần để họ có thể trưởng thành một cách lành mạnh. Tin tưởng thanh niên, mạnh dạn giao những nhiệm vụ phù hợp để thanh niên được thử thách và rèn luyện. Tỉnh ủy và chính quyền Ninh Thuận cần có sự bổ sung một số nội dung cụ thể hơn về chủ trương, chính sách về giáo dục thanh niên Ninh Thuận trong giai đoạn cách mạng mới; trong đó, tập trung vào một số vấn đề cơ bản như: giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, trang bị kĩ năng sống cho thanh niên; định hướng giá trị cho thanh niên tới lối sống tích cực, lành mạnh.

Trong số những điều kiện để thanh niên kế thừa có hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống, việc giải quyết công ăn việc làm có ý nghĩa quan trọng. Thanh niên là đối tượng đang ở độ tuổi lao động. Với bất kì ai, công ăn việc làm cũng là điều quan trọng. Với thanh niên, điều này càng có ý nghĩa. Ở Ninh Thuận hiện nay, nhiều thanh niên chưa có việc làm chính thức, chỉ là lao động tự do, thời vụ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự thể hiện và thực hiện các giá trị đạo đức truyền thống, đặc biệt là truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của họ; qua đó ảnh hưởng bất lợi tới công tác

giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho họ, khi số thanh niên này không thuộc tổ chức nào, lại nhàn cư vi bất thiện. Trong một số trường hợp, do nhàn cư, do hiểu biết còn hạn chế, một số thanh niên Ninh Thuận đã bị những phần tử xấu lôi kéo, vi phạm pháp luật, xấu hổ với bạn bè đã dẫn đến vấn nạn tự sát rất thương tâm. Chẳng hạn, theo Báo cáo của Tỉnh ủy thì số thanh thiếu niên tự sát của tỉnh là 44 (năm 2013) và 48 (năm 2014) [Xem: 150]. Cũng như vậy, do không có việc làm, một số không nhỏ người chấp hành xong án phạt tù, chủ yếu là thanh niên, lại tái diễn phạm pháp. Theo Báo cáo của Công an Ninh Thuận, trong khảo sát điều tra tại 2 phường và 1 xã tại địa bàn thành phố Phan Rang, từ năm 2004 đến 2014, trong số 171 người tái phạm tội có đến 125 người có nguyên nhân là do không có việc làm [Xem: 15]. Giải quyết công ăn việc làm sẽ tạo cho họ cơ hội hoàn lương, tái hòa nhập với cộng đồng thúc đẩy tinh thần hiếu học, lao động chăm chỉ ở họ. Tạo công ăn việc làm cho thanh niên cũng giúp họ thấy mình là người có ích cho xã hội, được xã hội thừa nhận, tôn trọng. Điều này lại khuyến khích họ mong muốn đóng góp nhiều hơn cho xã hội, cộng đồng. Như phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đối với Ninh Thuận hiện nay, phát triển kinh tế biển là động lực, trọng tâm phát triển năng lượng sạch, du lịch, nông-lâm-thủy sản gắn với công nghiệp chế biến; chú trọng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn tạo đột phá cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội theo hướng ưu tiên các lĩnh vực trên là cơ sở tạo ra nhiều công ăn việc làm cho thanh niên. Để đáp ứng yêu cầu hướng phát triển đó về mặt nhân lực, cần huy động kinh phí mở thêm các trung tâm giới thiệu việc làm, các lớp dạy nghề gắn với các lĩnh vực đang có nhu cầu về nhân lực… Một trong những hạn chế đối với vấn đề này trong thời gian qua là sự eo hẹp của nguồn kinh phí. Chẳng hạn, Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề, tạo việc làm của tỉnh đến năm 2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhưng hàng năm không được cấp kinh phí hoạt động [Xem: 15]. Bởi vậy, Lãnh đạo tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề công ăn việc làm cho thanh niên; theo đó, xã hội hóa công tác này là hướng giải quyết khả thi và hiệu quả.

Cùng với việc giải quyết công ăn việc làm, vấn đề nâng cao đời sống văn hóa, thể thao cho thanh niên, đặc biệt là đối với thanh niên nông thôn và miền núi, cần được Lãnh đạo tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa. Khi không còn học trong các nhà trường, thì các sinh hoạt văn hóa, thể thao chính là một trong những phương thức quan trọng để thanh niên kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây

dựng đạo đức, nhân cách. Theo chúng tôi, một phần là do Ninh Thuận còn nghèo, nhưng một phần nữa là do nhận thức và trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao đời sống văn hóa, thể thao cho thanh niên chưa được thực hiện đầy đủ, nên việc đầu tư những điều kiện vật chất và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể thao của thanh niên thời gian qua còn những hạn chế. Vì thế, đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư và kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực xã hội khác nhau để gia tăng việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cho thanh niên. Việc nâng cao đời sống văn hóa cho thanh niên thông qua phát triển các thiết chế văn hóa sẽ có tác dụng trên hai phương diện. Một là, thanh niên được thưởng thức, hưởng thụ nhiều hơn các tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Thông qua tác động đặc thù (bằng các hình tượng thẩm mĩ) của nghệ thuật, các giá trị đạo đức truyền thống sẽ được thanh niên thụ cảm và kế thừa để chuyển hóa thành các giá trị định hướng của bản thân. Hai là, sinh hoạt tại các thiết chế văn hóa, các nhà văn hóa, các câu lạc bộ… bản thân mỗi người thanh nien cò tham gia đóng vai các nghệ sĩ (cố nhiên là không chuyên) biểu diễn và sáng tác văn nghệ. Những hoạt động như vậy giúp họ trực tiếp trải nghiệm, thể hiện các giá trị đạo đức truyền thống được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật. Điều đó tạo ra hiệu ứng mạnh, tích cực đối với sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống ở mỗi người thanh niên. Cũng như vậy, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng thiết chế và tổ chức hoạt động thể dục, thể thao không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe cho thanh niên (đây cũng là điều kiện để họ thực hiện các trách nhiệm đạo đức), mà qua các hoạt động đó, những giá trị đạo đức truyền thống cũng được chuyển tải và giáo dục cho thanh niên. Chẳng hạn, võ dân tộc không chỉ là phương thức nâng cao sức khỏe, mà bao giờ khi truyền thụ, võ sư cũng truyền thụ tinh thần thượng võ, hướng thiện, chống ác, truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học… cho người học.

Cùng với điều đó, Lãnh đạo tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt và sát sao hơn các ban ngành, sở, địa phương tăng cường công tác tập huấn, mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách thanh niên trên địa bàn tỉnh; mở các diễn đàn chuyên đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên như: giải quyết việc làm, hoạt động văn hóa, thể thao, thanh niên với xây dựng Đảng… Một đội ngũ cán bộ chuyên trách mạnh cả về nghiệp vụ, cả về đạo đức sẽ là nòng cốt thúc đẩy công tác thanh niên nói chung, công tác kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuân nói riêng.

Đối với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên tỉnh

Đây là hai tổ chức có vai trò trực tiếp quản lí, giáo dục, bảo vệ quyền lợi của thanh niên. Trong những năm qua, công tác của Đoàn, Hội vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa tập hợp được đông đảo thanh niên của tỉnh nhà tham gia tích cực vào các chương trình phát triển thanh niên. Một trong những nguyên nhân căn bản của tình trạng này là hoạt động Đoàn, Hội còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thạnh niên; hoạt động của hai tổ chức này vẫn còn nhiều dấu ấn của hoạt động có tính chất hành chính, ít sát thực tiễn, khó thu hút thanh niên tham gia. Một số nội dung, chỉ tiêu, giải pháp các chương trình hành động, kế hoạch còn chung chung chưa sát với thực tế. Quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện còn chậm nên một số nội dung chưa đi vào đời sống của đoàn viên, thanh niên. Một số chương trình, kế hoạch liên tịch với các ngành triển khai tổ chức thực hiện chưa quyết liệt; việc kiểm tra đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình chưa kịp thời. Công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, phối hợp với các cấp ủy địa phương, đơn vị trong công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn, hội chưa thường xuyên nên một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra của Đoàn, Hội chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến một số đơn vị thực hiện công tác kiểm tra của Đoàn, Hội hiệu quả thấp. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến công tác thanh niên nói chung, mà còn hạn chế việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên.

Để khắc phục tình trạng này, các cấp lãnh đạo Đoàn, Hội cần nhận thức đầy đủ và tuân thủ quy chế làm việc, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể đi đôi với đề cao trách nhiệm cá nhân, luôn phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ; chú trọng công tác quy hoạch và tham mưu cho cấp uỷ Đảng về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn, hội, đặc biệt là cán bộ chuyên trách vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng có khả năng tập hợp quần chúng. Cần coi trọng việc xây dựng những chương trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và nhu cầu chính đáng của đoàn viên, thanh niên; phối hợp tốt với chính quyền và các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội để tạo cơ chế, nguồn lực cho hoạt động của Đoàn, Hội trong đó có hoạt

động nhằm kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên.

Cùng với điều đó, cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn, Hội khắc phục tính hành chính trong công tác tập hợp thanh niên. Bởi vai trò quan trọng của Đoàn, Hội là công tác tập hợp thanh niên vào tổ chức. Để làm được điều này, cần thiết nâng cao năng lực chuên môn, nâng cao tính gương mẫu của người cán bộ Đoàn. Hội. Có như vậy mới tạo được hình ảnh, sự thu hút đối với thanh niên; bởi những thủ lĩnh thường có ảnh hưởng mạnh mẽ tới định hướng giá trị của họ. Do vậy, người cán bộ thanh niên hiện nay cần phải "Xung kích, trách nhiệm gương mẫu; trung thực, sáng tạo; thường xuyên học tập; tích cực rèn luyện kĩ năng.

Cần nhận thức đầy đủ và phát huy vai trò của truyền thông đối với giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay. Hiện nay, Đoàn, Hội đã có sự kết hợp với báo chí, Đài Truyền hình tỉnh phục vụ đối trượng thanh niên. Đó là các chương trình "Truyền hình thanh niên", "Phát thanh câu lạc bộ tuổi trẻ" Tuy nhiên thời lượng vẫn chưa nhiều(15 phút sóng/tháng). Do vậy cần tăng thêm thời lượng phát sóng mỗi buổi và tăng số lượng buổi phát sóng nhiều hơn 1lần/tháng như hiện nay. Nội dung cần tập trung giới thiệu về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, quê hương Ninh Thuận. Ngoài ra cần tiếp tục duy trì tờ Tin nhanh Ninh Thuận mỗi quý một lần; tăng số lượng phát hành để mỗi chi hội, chi đoàn đều có tài liệu sinh hoạt. Bên cạnh những chuyên mục như hiện nay, nên có chuyên mục giới thiệu những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống, phong tục tốt đẹp của địa phương; chú ý giới thiệu những cách làm mới, những gương tiêu biểu trong sản xuất, bảo vệ Tổ quốc, hoạt động xã hội… qua đó, chuyển tải truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, cần cù…

Cần phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của mạng Internet trong truyền thông đối với thanh niên Ninh Thuận hiện nay, bởi thông tin nhanh nhạy, khả năng tương tác với bạn đọc và phù hợp với xu thế hiện nay. Do vậy tiếp tục nâng cao chất lượng Website "Thanh niên Ninh Thuận" để nơi đây là địa chỉ tin cậy mà tất cả thanh niên trong tỉnh yêu thích truy cập. Đồng thời, trang Web "Thanh niên Ninh Thuận" cần là diễn đàn để thanh niên Ninh Thuận bày tỏ, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, đề xuất quan niệm, ý kiến của mình. Qua đó, Hội, Đoàn nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của

họ, từ đó có những giải pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa trường tồn của các giá trị đạo đức truyền thống cũng như sự cần thiết tu dưỡng đạo đức theo các giá trị đó trong điều kiện hiện nay.

Để thực hiện tốt những trách nhiệm, những công việc như trên, cần thiết phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ làm công tác Đoàn, Hội; kết hợp với chính quyền trong việc nâng cao kinh phí hoạt động; thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phẩm chất chính trị; khả năng tập hợp quần chúng, khả năng làm việc nhóm… cho cán bộ Đoàn, Hội đặc biệt là ở tuyến cơ sở.

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 96 - 106)