Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 106 - 114)

7 Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Tài liệu đã dẫn.

4.2.2.Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên

4.2.2. Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên truyền thống cho thanh niên

Như đã trình bày, quan điểm đối với việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận là giải quyết một cách biện chứng giữa kế thừa và đổi mới đối với các giá trị đạo đức truyền thống. Trong việc đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống phải khắc phục những phương diện, những yếu tố lỗi thời; mở rộng, nâng cấp nội dung các giá trị đạo đức truyền thống đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của kinh thế thị trương, hội nhập quốc tế, của đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quê hương Ninh Thuận. Tuy nhiên, để có thể từ quan điển đó trở thành những giải pháp, cần cụ thể hơn nữa vấn đề đổi mới nội dung trong kế thừa mỗi giá trị đạo đức truyền thống.

Đối với truyền thống yêu nước, truyền thống này vẫn bao hàn hai phương diện cơ bản là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu trước đây, yêu nước chủ yếu gắn với chống giặc, giữ nước, thì trong điều kiện hiện nay, yêu cầu xây dựng đất nước đang trở thành yêu cầu nổi trội.

Ở Ninh Thuận hiện nay, thanh niên có thể tham gia vào chiến dịch tình nguyện hè, giúp các bạn có được những trải nghiệm thực tế về cuộc sống. Tại Ninh Thuận, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè đã bước sang năm thứ 16. Những ngày đầu lực lượng thanh niên tham gia không nhiều, sản phẩm từ phong trào cũng chưa được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi khi hè đến, hàng ngàn thanh niên trong tỉnh đã đăng kí lên đường về vùng sâu, vùng núi làm công tác tình nguyện. Những việc làm của các bạn thanh niên tuy nhỏ nhưng thật nhiều ý nghĩa: làm cầu, làm đường, vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, dạy học cho học sinh nghèo… Dần dần phong trào thanh niên tình nguyện được nhiều người biết đến, được xã hội trân trọng ghi nhận. Qua những ngày tham gia chiến dịch, thanh niên Ninh Thuận cũng trưởng thành hơn, được giáo dục những giá trị tốt đẹp như truyền thống cách mạng, lòng nhân ái yêu thương con người, sự trân trọng những thành quả lao động mà mình làm ra… Qua đó, họ thêm yêu những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Những

giá trị cao đẹp đó là hành trang được họ mang theo suốt cả quãng đường còn lại của cuộc đời mình.

Thanh niên Ninh Thuận ngày nay có cuộc sống vật chất đầy đủ hơn trước đây nhiều, được cha mẹ thương yêu, cưng chiều. Tuy nhiên những giá trị về tinh thần trong họ dường như bị mai một, thiếu hụt, mất cân bằng. Một số thanh niên không có sự tự lập, chỉ biết đòi hỏi người khác phục vụ mình. Do đó cần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các mô hình giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho thanh niên như: Học kì trong quân đội, Học làm người hiếu thảo, Học làm người có ích, Học làm người nông dân…Qua những môi trường thực tiễn này, thanh niên Ninh Thuận sẽ hiểu được truyền thống hào hùng của quân đội nhân dân, truyền thống yêu nước của nhân dân nói chung. Việc được tham gia trồng trọt, chăn nuôi, tự làm một bữa cơm gia đình,…sẽ gúp họ thấu hiểu được tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái; biết trân trọng sức lao động của mọi người….

Cần tiếp tục nhân rộng phong trào hành động cách mạng truyền thống, tạo môi trường thực tiễn khác để giáo dục thạn niên như du khảo, về nguồn, nhận phụng dưỡng và chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng, thăm khu căn cứ cách mạng Tỉnh ủy. Các phong trào cách mạng này sẽ giúp thanh niên Ninh Thuận nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc; biết tri ân và chia sẻ, trân trọng những giá trị, những đóng góp hết sức quý báu của thế hệ cha ông; nhận thức rõ được vai trò của mình trong việc kế tục và phát huy những giá trị truyền thống hào hùng và quý giá đó.

Các hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian, các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống cũng là nơi có thể truyền thụ và để thanh niên cảm nhận, trải nghiệm thông qua đó họ nhận biết sâu sắc hơn các giá trị đạo đức truyền thống. Thanh niên Ninh Thuận hiện nay là lứa tuổi lớn lên trong thời bình và chủ yếu là những thanh niên được sinh ra khi đất nước nói chung, Ninh Thuận nói riêng bước vào đổi mới nên chủ yếu họ được sống trong môi trường có nhiều sắc thái của những giá trị hiện đại. Vì vậy, một mặt, chúng ta cần giới thiệu, truyền đạt cho họ những kiến thức cơ bản về các bộ môn, các loại hình này để họ thấy được cái hay, cái đẹp trong đó. Mặt khác, có thể tạo cho họ những trải nghiệm thực tế khi để thanh niên nhập vai vào những nhân vật lịch sử qua các buổi sinh hoạt văn nghệ quần chúng. Những trải nghiệm thực tế này sẽ giúp họ thêm yêu hơn các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Từ tình yêu đó, tầng lớp thanh niên sẽ biết

cách giữ gìn, phát huy và bảo tồn nghệ thuật truyền thống và thông qua đó, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Đúc kết mô hình hiệu quả, tấm gương điển hình tiêu biểu để giới thiệu và nhân rộng

Một trong những hạn chế của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay là: nội dung gì cũng làm, làm khá nhiều nhưng thiếu trọng tâm, trọng điểm. Các đợt tuyên truyền, các phong trào ít được đúc kết để từ đó xây dựng nên mô hình hiệu quả; không xác định được điển hình tiêu biểu để giới thiệu, nhân rộng. Công tác tuyên truyền giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Ninh Thuận được đánh giá là còn mang tính hình thức, hành chính, thậm chí mang tính thành tích trong báo cáo.

Trong điều kiện hiện nay, Ninh Thuận chưa có nhiều cán bộ giỏi làm công tác tuyên truyền, giáo dục; nguồn lực phục vụ cho công tác này lại thiếu thốn. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục thanh niên phải chọn trọng tâm trọng điểm những vấn đề thật sự nóng để thực hiện. Qua công tác này cần phải chắt chiu, nâng niu những mô hình hiệu quả để đúc kết và nhân rộng.

Ngoài việc nhân rộng mô hình hiệu quả thì việc giới thiệu điển hình tiên tiến, học tập tấm gương người tốt việc tốt cũng rất quan trọng.Với mỗi người trong cuộc sống của mình, việc có những hình mẫu, những thần tượng mà mình yêu thích và muốn noi theo là điều ai cũng có. Với thanh niên, tầng lớp đang phát triển hay đã trưởng thành, với tâm lí lứa tuổi của mình điều này lại thường xảy ra. Thanh niên Ninh Thuận ngày nay cũng giống như thanh niên ở các tỉnh khác, cũng có trong mình những thần tượng. Có thể thấy, sự lựa chọn giá trị của mỗi cá nhân một mặt phụ thuộc vào sự phát triển đạo đức của họ, mặt khác phụ thuộc và chính các quan hệ và các hành vi đạo đức với tính cách là những tấm gương đạo đức mà cá nhân được chứng kiến trong cuộc sống. Mỗi cá nhân có thể nắm vững những nguyên tắc những chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn không thực hiện chúng nếu không tin tưởng đó là những giá trị đích thực. Do vậy, học tập tấm gương người tốt việc tốt là một phương thức tốt nhất để có được những giá trị hành vi đạo đức đúng đắn hoàn thiện nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, lấy gương người tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới,

cuộc sống mới. Do vậy, lấy gương người tốt việc tốt, học tập tấm gương điển hình cũng là một hình thức cần thiết trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Ninh Thuận. Những tấm gương người tốt việc tốt có thể ở ngay chính tầng lớp thanh niên. Đó là những thanh niên, học sinh, sinh viên học giỏi vượt khó nhưng vẫn biết giúp đỡ những người xung quanh. Là những thanh niên công nhân dù cuộc sống còn khó khăn nhưng vẫn tích cực tham gia các công tác thiện nguyện, hoạt động vì cộng đồng.

Trong quá trình đúc kết mô hình điển hình, tấm gương tiên tiến, tiêu biểu thì một công việc hết sức quan trọng là thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị Về việc tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quá trình này, chúng ta cần đúc kết những mô hình thực hiện tốt cuộc vận động này, để từ đó nhân rộng tạo ra phong trò rộng khắp ở các cơ sở, trường học, nơi làm việc. Thực hiện tốt cuộc vận động này, Ninh Thuận không chỉ thực hiện phong trào có ý nghĩa chính trị-xã hội hết sức sâu sắc về chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã kế thừa tinh hoa của dân tộc, dành trọn cả cuộc đời mình cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Qua phong trào này và qua tấm gương đạo đức của Người, thanh niên Ninh Thuận sẽ hiểu rõ hơn sứ mệnh của mình, thấy mình cần phải trau dồi lí tưởng sống, yêu quê hương, đất nước; thấy mình cần phải kế tục những giá trị truyền thống đáng tự hào của dân tộc để không hổ thẹn với non sông, với sự hi sinh của thế hệ trước.

Ngày nay, công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước với quan điểm lấy con người làm trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Với đòi hỏi cao về nguồn nhân lực là đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và giáo dục với nhiệm vụ góp phần : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Một trong nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục đạo đức giúp học sinh hình thành nhân cách cùng với việc trang bị những tri thức khoa học thì đồng thời cần chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, tạo nên nguồn nhân lực vừa "hồng" vừa

"chuyên" đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Để hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nói riêng mang lại hiệu quả tốt nhất trước hết cần phải đổi mới nhận thức về công tác giáo dục đạo đức cho tất cả các lực lượng làm giáo dục. Việc nhận thức đúng hay sai sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác này. Do vậy, việc đổi mới

nhận thức về giáo dục đạo đức truyền thống là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Qua tìm hiểu thực tế và kết quả điều tra cho thấy, việc nhận thức của các lực lượng giáo dục về vấn đề này chưa cao, chưa đúng đắn nên cần phải đổi mới nhận thức về việc giáo dục đạo đức truyền thống cho các lực lượng làm giáo dục từ đó phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Mục tiêu đặt ra cho giải pháp này là cần phải đổi mới nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ quản lý các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong và ngoài nhà trường thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của giáo dục đạo đức hiện nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của đạo đức và lối sống của tầng lớp học sinh hiện nay chính là do các cha mẹ, thầy cô, nhà giáo dục và bản thân các em chưa nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò hết sức quan trọng của đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Công tác giáo dục đạo đức và nội dung giáo dục đạo đức phải được quán triệt trong tất cả hoạt động của nhà trường, từ hoạt động dạy – học, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể. Mỗi môn học có những nội dung truyền đạt kiến thức khác nhau những tựu chung lại là phải đem kiến thức bổ ích và hướng tới mục tiêu “dạy người” cho học sinh.

Đối với nhà trường và các thầy cô giáo cần có sự thống nhất trong quan điểm và nhận thức về giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống. Những quan niệm sai lầm như chỉ dạy chữ đơn thuần chứ không biết dạy nghĩa. Chỉ biết nhồi nhét kiến thức sách vở mà tách rời cuộc sống thực tiễn, tách rời trí dục với đức dục. Trước tác động mặt trái của xã hội, còn xuất hiện những quan điểm lệch lạc là chỉ dạy theo kiến thức đơn giản, chạy theo bằng cấp mà xem nhẹ đạo đức, coi thường truyền thống, đạo lý, văn hóa dân tộc, côi trọng đời sống vật chất tiền bạc hơn các giá trị tinh thần, giá trị nhân văn.

Đối với các cơ quan quản lý, các cấp ủy Đảng và chính quyền, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường cần khắc phục những tồn tại yếu kém như tính hình thức, bệnh quan liêu và mệnh lệnh chứ chưa thực sự sát sao và hiệu quả.

Đối với gia đình và cũng như các bậc cha mẹ học sinh, không ít trong số đó vẫn xem việc dạy dỗ con em mình là của nhà trường. Một số quan niệm đã "khoán trọn gói " con em mình cho nhà trường, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ đóng góp theo quy định. Đây là

một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì nhà trường, thầy cô giáo không đủ để quyết định nhân cách của các em, giáo dục nhà trường sẽ hạn chế nếu không có sự phối hợp và giúp đỡ của gia đình. Thậm chí nhiều gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về lối sống, hành vi, tình cảm trước con em mình. Ngoài ra có cha mẹ có thể do nuông chiều, quá tin vào con em mình còn tỏ thái độ bất hợp tác, xúc phạm thầy cô, nhà trường. Vì vậy việc mỗi gia đình phải nhận thức rõ vấn đề này mới góp phần hiệu quả trong công tác giáo dục.

Để mang lại hiệu quả thiết thực và tạo được sự chuyển biến trong nhận thức về công tác giáo dục đạo đức và đạo đức truyền thống cần có những phương pháp cụ thể như: Tổ chức học tập, tuyên truyền đường lối chính sách về giáo dục cho toàn thể cán bộ giáo viên trong các nhà trường; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục về công tác giáo dục đạo đức; tổ chức các buổi hội thảo về giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; tuyên truyền giáo dục tới các cộng đồng xung quanh.

Như vậy, giải pháp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội là làm cho mọi người hiểu rõ được vai trò của đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh, sinh viên. Việc hiểu rõ đạo đức và hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần chứa đựng trong đó những giá trị chân- thiện- mỹ là nguồn động lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng cần thay đổi nhận thức về vị trí và vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức truyền thống cho tất cả thành phần tham gia vào quá trình giáo dục.

Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên.

Qua thực tiễn cho thấy, vấn đề khó khăn trong giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 106 - 114)