về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước,
thấy, những giá trị, chuẩn mực được nhấn mạnh trong hệ giá trị con người Việt Nam hiện nay bao hàm tất cả các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc. Điều đó cho thấy, các giá trị đạo đức truyền thống chính là cơ sở, là tiền đề, điểm xuất phát để chúng ta xây dựng hệ giá trị văn hóa, đạo đức mới và con người mới.
Ba là, những hạt nhân hợp lí trong truyền thống văn hóa, trong trường hợp này là những giá trị đạo đức truyền thống có thể gia nhập vào hệ giá trị đạo đức hiện đại như
những yếu tố cấu thành. Như chúng ta biết, trong những giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc vừa chứa đựng những nội dung phản ánh đặc trưng của thời đại nghĩa là thể hiện tính thời đại, vừa chứa đựng những nội dung phản ánh tính dân tộc và tính nhân loại. Những nội dung mang tính thời đại phản ánh những điều kiện kinh tế-xã hội có tính cụ thể, đặc trưng, tiêu biểu cho mỗi thời đại lịch sử cụ thể nhất định, vì vậy sẽ bị lỗi thời và bị vượt qua khi một xã hội cụ thể đã chuyển sang một thời đại mới với những điều kiện kinh tế-xã hội mới. Tuy nhiên, những nội dung mang tính dân tộc và tính nhân loại vẫn tồn tại và tiêu biểu cho hướng phát triển của dân tộc đó. Bởi thế, chúng vẫn còn giá trị đối với sự phát triển. Có thể thấy rõ điều này trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, những giá trị làm nên bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam. Những giá trị này hình thành và ổn định trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chúng không chỉ đáp ứng các yêu cầu của quá khứ, mà đồng thời còn tiêu biểu cho phương hướng phát triển của dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì thế, chúng có thể và cần phải được kế thừa để gia nhập vào hệ giá trị đạo đức của con người, của dân tộc Việt Nam hiện nay như là những yếu tố cấu thành, những thành tố hữu cơ.
Bốn là, Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chính là động lực tinh thần mạnh mẽ cố kết dân tộc, củng cố và phát triển tinh thần dân tộc trong mỗi người thanh niên Ninh Thuận. Đây có thể coi là yêu cầu của mọi yêu cầu về mặt đạo đức không chỉ trong quá khứ mà còn là yêu cầu xuyên suốt tiến trình phát triển của dân tộc ta từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Như nhận định của Đảng, hiện nay, trên bình diện kinh tế, "Cạnh tranh kinh tế, thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao… giữa các nước ngày càng gay gắt"3. Điều đó đòi hỏi phải kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống về lòng yêu nước, tinh thần tự lập, lao động cần cù, sáng tạo,… nhằm phát triển kinh tế, góp