Giải quyết một cách biện chứng quan hệ giữa kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 89 - 93)

7 Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Tài liệu đã dẫn.

4.1.1.Giải quyết một cách biện chứng quan hệ giữa kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận

trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận

Như đã phân tích ở Chương 2, kế thừa là tính quy luật phổ quát trong tiến trình vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có đạo đức và xây dựng đạo đức. Việc xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận, do vậy, không thể không kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống; bởi chúng là cơ sở, là tiền đề, điểm xuất phát, đồng thời là yếu tố cấu thành các phẩm chất, các đức tính của người thanh niên Ninh Thuận. Hơn thế, các giá trị đạo đức truyền thống, một khi được kế thừa, được nội tâm hóa thành các đức tính của người thanh niên Ninh thuận thì chúng còn là nhân tố tích cực trong việc đề kháng các phản giá trị văn hóa, đạo đức nảy sinh hoặc du nhập trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chỗ thừa nhận tầm quan trọng và sự cần thiết của việc kế thừa mà còn là kế thừa như thế nào các giá trị đó.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có các giá trị đạo đức, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng ta chỉ rõ, cần "Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lí dân tộc" [Xem: 38]. Cũng với tinh thần đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIII (2015-2020) coi "Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc" là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kì (2015-2020) [Xem: 41].

Nếu kế thừa là tính quy luật phổ quát của sự vận động và phát triển thì dù ý thức được hay không ý thức được, chủ động kế thừa hay không chủ động kế thừa, truyền thống vẫn in dấu vào hiện tại (và tương lai). Về tính quy luật này, trong tác phẩm Dưới lăng kính triết học, học giả V.Đaviđôvích từng nhận xét: "Trong mỗi một "tại đây" và "ngày hôm nay" có hiện hữu cả cái quá khứ, có sự tác động của truyền thống, tính tất

yếu lịch sử mở đường đi cho mình, các tiền đề chuyển thành các điều kiện của tồn tại hiện hữu" [43, tr.243]. Tuy nhiên, nếu kế thừa một cách tự phát, tùy tiện sẽ dẫn đến tình trạng là, kế thừa không chỉ những nội dung tích cực mà cả những nội dung đã trở nên lỗi thời, phản tác dụng Trên thực tế, trong những năm qua, đã xuất hiện xu hướng tự phát, tùy tiện trong kế thừa các giá trị, giá trị đạo đức truyền thống. Chẳng hạn, khi đề cao truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng, trong một số trường hợp, truyền thống đó lại bị giới hạn chỉ trong phạm vi cộng đồng địa phương, làng xã, dẫn đến chủ nghĩa cục bộ, bè phái. Cũng có nơi, tinh thần đoàn kết yêu nước và tương trợ lẫn nhau chỉ được phát huy trước những tình huống mà vận mệnh dân tộc bị đe dọa; còn trong đời sống thường nhật, chúng lại dường như không được thể hiện. Về điều này, trong tác phẩm

Văn hóa và đổi mới, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét xác đáng rằng, con người Việt Nam "giàu tinh thần đoàn kết cứu nước và tương trợ lẫn nhau trước những tai biến lớn của cuộc sống nhưng lại kém ý thức hợp tác thân ái trong công việc và sinh hoạt hàng ngày" [53, tr.38]. Tương tự như vậy, truyền thống cần cù, tiết kiệm, tuy vẫn rất có ý nghĩa đối với hiện nay, nhưng do những hạn chế lịch sử quy định, tự nó cũng bao hàm những hạn chế nhất định. Đó là sự cần cù theo kiểu "năng nhặt chặt bị", là sự cần cù trong lao động, sản xuất với những công cụ giản đơn, năng xuất thấp. Cần cù đi liền với tiết kiệm, nhưng tiết kiệm trong điều kiện của xã hội truyền thống, thường chỉ tiết kiệm ở tiêu dùng. Trong điều kiện của xã hội hiện đại, của yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa, tiết kiệm trong tiêu dùng cũng không phải là không có ý nghĩa, nhưng nếu quá tiết kiệm thì lại là phản tác dụng. Bởi lẽ quá tiết kiệm cho tiêu dùng sẽ hạn chế sự phát triển thể chất, hạn chế việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện, công cụ hiện đại phục vụ cho học tập và lao động sản xuất. Trên bình diện cá nhân, điều đó dẫn đến những hạn chế nhất định trong sự phát triển thể chất, trí tuệ và nhân cách con người, đặc biệt là người thanh niên. Trên bình diện xã hội, điều đó ảnh hưởng bất lợi đến tái sản xuất mở rộng; bởi lẽ, nhu cầu tiêu dùng, xét đến cùng, là cái quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Không phải ngẫu nhiên mà "kích cầu" là một trong những giải pháp phát triển kinh tế hiệu quả được nhiều chính phủ quan tâm. Ngoài ra, tiết kiệm trong xã hội truyền thống không bao hàm tiết kiệm thời gian. Không chỉ "nông nhàn" chiếm thời gian khá lớn trong năm, mà ý niệm về tiết kiệm thời gian nói chung cũng không có được trong điều kiện của xã hội nông nghiệp với nhịp sống chậm. Đó cũng là một trong những hạn chế của truyền thống tiết

kiệm, hạn chế này làm cho tiết kiệm truyền thống trở nên bất cập trước nhịp sống sôi động của xã hội hiện đại.

Từ sự phân tích trên cho thấy, nều kế thừa bằng cách giữ nguyên nội dung các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay thì cũng tạo ra những rào cản đối với sự phát triển đạo đức, nhân cách của họ, qua đó, tạo ra những hạn chế trong việc thực hiện vai trò của họ đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội Ninh Thuận. Nhìn nhận một cách biện chứng, thì các giá trị đạo đức truyền thống chỉ có thể thực sự có ý nghĩa khi được lĩnh hội và gia nhập vào cấu trúc đạo đức của thanh niên Ninh Thuận như là một thành tố hữu cơ. Nhưng để gia nhập vào cấu trúc đạo đức của người thanh niên Ninh Thuận hiện đại, các giá trị đạo đức truyền thống không thể giữ nguyên nội dung vả vai trò của chúng; chúng phải được đổi mới, được bổ sung các yếu tố mới để đáp ứng yêu cầu đạo đức người thanh niên Ninh Thuận hiện nay.Trước đây, C.Mác từng nói rằng, di sản chỉ là chất liệu thô mộc đối với xã hội hiện đại. Còn V.Lênin thì nhấn mạnh, bảo vê, kế thừa các giá trị truyền thống khác với việc người lưu trữ bảo vệ giấy cũ; bảo vệ di sản là cần thiết nhưng không có nghĩa là tự giới hạn ở di sản. Điều đó có nghĩa là, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống không chỉ là tiếp tục mà còn phải vượt qua những hạn chế của truyền thống; đồng thời đổi mới và mở rộng nội dung của chúng.

Vì thế, để có thể kế thừa một cách hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay, trước hết, cần thẩm định lại các giá trị đạo đức truyền thống. Về sự cần thiết phải thẩm định lại các giá trị truyền thống, trong tác phẩm Những bóng ma của C.Mác, nhà triết học hậu cấu trúc J.Derrida nói rằng: "Không một di sản nào để lại mà không kèm theo một trách nhiệm. Một di sản bao giờ cũng là sự tái khẳng định một món nợ nhưng là tái khẳng định có phê phán, chọn lọc và sàng lọc" [44, tr.192]. Như vậy, sự thẩm định, sự phê phán sự chọn lọc là cần thiết; nhưng vấn đề ở đây lại là, thẩm định như thế nào, dựa trên cơ sở, tiêu chí nào. Sinh thời, Hồ Chí Minh là người đánh giá rất cao vai trò của những giá trị truyền thống. Người từng nói rằng, những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối chảy ra từ ngọn nguồn cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, càng phải coi trọng những truyền tống tốt đẹp của cha ông. Tuy nhiên, Người cũng chỉ ra rằng, có truyền thống tốt, nhưng cũng có những truyền thống xấu. Vì vậy, trong tác phẩm Đời sống mới, Người viết: "Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không

phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lí… cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… cái gì mới mà hay thì phải làm" [104, tr.94, 95]. Như vậy, xấu-tốt, hợp lí-không hợp lí là tiêu chí chung để thẩm định các giá trị truyền thống.

Trong điều kiện hiện nay, việc đánh giá tốt-xấu, hợp lí-không hợp lí đối với một giá trị truyền thống nào đó hoặc một yếu tố nào đó của giá trị đạo đức truyền thống cần căn cứ vào yêu cầu đổi mới xã hội và xây dựng con người Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, cũng căn cứ vào những yêu cầu đó, chúng ta cải tạo lại, đổi mới nội dung, nâng cấp các giá trị đạo đức truyền thống; từ đó giáo dục cho thanh niên Ninh Thuận hình thành những phẩm chất đạo đức đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Về việc khắc phục những hạn chế, đồng thống đổi mới, nâng cấp các giá trị truyền thống nhằm đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng xã hội và con người mới, chúng ta có kinh nghiệm quý giá và hiệu quả từ Hồ Chí Minh, khi Người làm sống động lại hàng loạt các phạm trù đạo đức Nho giáo đã được Việt hóa và trở thành các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Chẳng hạn, trong xã hội truyền thống, phạm trù Nhân

chủ yếu được sử dụng cho người quân tử, bậc sất phu. Nó phản ánh yêu cầu của xã hội phong kiến đối với những người cai trị, quản lí xã hội. Vượt qua tính hạn hẹp của phạm trù đó, Hồ Chí Minh đã cải tạo lại, nâng cấp và hiện đại hóa phạm trù Nhân. Người xác định: "Nhân nghĩa là nhân dân… trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân", "Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân… Trong xã hội không gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân" [111, tr.276]. Như vậy, Nhân đã vượt qua giới hạn hạn hẹp của truyền thống mà trở thành nhân dân, đồng thời thành yêu cầu và năng lực phục vụ nhân dân, nghĩa là trở thành phẩm chất đạo đức của con người mới. Tương tự như vậy, các phạm trù: Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính… với tư cách là sự phản ánh các giá trị nhân cách truyền thống cũng được Hồ Chí Minh cải tạo lại theo yêu cầu và tinh thần của xã hội hiện đại. Cụ thể là, Trung phải là trung với nước, Hiếu không chỉ là hiếu với cha mẹ mà còn là hiếu với dân, Cần, Kiệm, Liêm, Chính phải là những phẩm chất đạo đức của mọi người dân trong sự nghiệp xây dựng đời sống mới, xã hội mới, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vận dụng phương thức xử lí trên vào việc kế thừa các giá trị đạo đức trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận đòi hỏi phải giải quyết một cách biện chứng mối quan hệ giữa kế thừa và đổi mới. Điều đó có nghĩa là, từ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tỉnh Ninh Thuận nói riêng, thẩm định lại những giá trị đạo đức truyền thống, khắc phục những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, kế thừa những yếu tố tích cực thông qua việc đổi mới, mở rộng nội dung và nâng cấp các giá trị cũng như các yếu tố cấu thành giá trị đạo đức truyền thống.

Một phần của tài liệu Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên ninh thuận hiện nay (Trang 89 - 93)