Tổng quan tình hình nghiên cứu về giới tính giám đốc và sự lo ngại rủi ro

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 38 - 45)

Trong các nghiên cứu trên thế giới, để giải thích cho sự khác biệt về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khi có sự khác biệt về giới tính của người quản lý, đặc biệt là vấn đề chọn ngành kinh doanh, cũng như vấn đề tiếp cận vốn, từ đó dẫn đến sự khác biệt về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân xuất hiện từ phía cung (yếu tố thể chế, sự phân biệt đối xử, ….), và cũng có những nguyên nhân xuất hiện từ phía cầu (bản thân người phụ nữ).

Welter và Smallbone (2003) lập luận rằng trong khi các thể chế chính thức có thể ảnh hưởng đến cơ hội của các doanh nghiệp thì các thể chế không chính thức có thể ảnh hưởng lớn đến sự nhận thức các cơ hội kinh doanh. Aidis et at (2007) đã lập danh mục các thể chế quan trọng có ảnh hưởng đến nữ doanh nhân. Về các thể chế chính thức, họ xác định bình đẳng giới chính thức công nhận bởi pháp luật, pháp luật về thị trường lao động, pháp luật về thuế, ….. Các thể chế không chính thức phân biệt đối xử với phụ nữ tại nơi làm việc, quan điểm truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, nhân thức của các doanh nhân như phạm vi hoạt động của giới, thái độ của xã hội đối với phụ nữ và việc làm, và giá trị gia đình được đề cao như một thể chế quan trọng ảnh hưởng đến doanh nhân nữ.

Một trong những nguyên nhân xuất phát từ phía bản thân người phụ nữ được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính là thái độ lo ngại của họ đối với rủi ro.Và cũng đã có rất nhiều những nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Hầu hết tất cả các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng phụ nữ thường lo ngại rủi ro hơn so với nam giới, và vì vậy họ có những thái độ khác nhau trước các tình huống mà doanh nghiệp gặp phải (chẳng hạn như việc phụ nữ xin vay vốn ít hơn là bởi vì họ không thích rủi ro, …), và từ đó dẫn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khác nhau ở doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ.

1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Jianakopolos và Bernasek (1998), Barber và Odean (2001), .Dohmen và công sự

(2005) cho rằng phụ nữ có xu hướng lo ngại rủi ro cao hơn so với nam giới. Những khác biệt này có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh vì sự lo ngại rủi ro cao hơn sẽ dẫn đến việc phụ nữ sẽ hạn chế đầu tư vào doanh nghiệp của họ. Báo cáo doanh nhân toàn cầu năm 2005 đã cho thấy rằng nỗi sợ thất bại là cao hơn đáng kể ở phụ nữ so với nam giới ở các nước có thu nhập trung bình (Mimiti et at, 200%). Ngoài ra, Grasmuck và Espinal (2000) cũng có một vài bằng chứng chỉ ra rằng những nam doanh nhân thường có xu hướng tái đầu tư một phần lớn hơn so với nữ giới lợi nhuận của mình vào việc kinh doanh của họ. Carter và Rosa (1998) cũng cho các bằng chứng tương tự ở UK.

Faccio và cộng sự (2016) đã có một nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa giới tính giám đốc và sự chấp nhận rủi ro, từ đó có ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của họ, dẫn đến có sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ mẫu lớn gồm 250.000 các doanh nghiệp châu Âu từ cơ sở dữ liệu của Amadeus. Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian dài từ

năm 1999 đến năm 2009. Để đo lường sự chấp nhận rủi ro, nhóm nghiên cứu sử dụng 3 chỉ tiêu. Bao gồm:

Thứ nhất, thước đo mức độ rủi ro của các lựa chọn tài chính doanh nghiệp (Leverage). Leverage được xác định là tỷ lệ nợ tài chính chia cho (nợ tài chính + vốn chủ sở hữu). Leverage càng cao tác động tiêu cực tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn. Với mẫu thu thập được, Leverage trung bình là 37,4%. Trong đó, Tỷ lệ này là 32,4% đối với các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và 37,9% đối với doanh nghiệp có giám đốc là nam.

Thứ hai, sự biến động của ROA (σ(ROA)). σ(ROA) được xác định là tỷ lệ thu nhập trước lãi vay và thuế đối với tổng tài sản. Biến động của ROA là một chỉ tiêu thông dụng để đo lường rủi ro trong kinh tế về khía cạnh tài chính. Với mẫu thu thập được, σ(ROA) trung bình là 4,9%. Trong đó, Tỷ lệ này là 2,9% đối với các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và 5,1% đối với doanh nghiệp có giám đốc là nam.

Thứ ba, là khả năng sinh tồn của doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng 51,7% doanh nghiệp trong mẫu tồn tại ít nhất 5 năm. Khả năng sống sót là 61,4% đối với các doanh nghiệp có giám đốc nữ và 50,5% đối với doanh nghiệp có giám đốc nam.

Nhóm nghiên cứu đã chia các doanh nghiệp thành 3 nhóm: So sánh các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ ở cùng 1 quốc gia, cùng ngành nghề kinh doanh, cùng năm, trạng thái và cấp bậc của giám đốc giống nhau; so sánh kết quả của cùng doanh nghiệp có trải qua sự chuyển đổi từ giám đốc nam sang giám đốc nữ; và nhóm 3 là ngược lại, so sánh kết quả của cùng doanh nghiệp có trải qua sự chuyển đổi từ giám đốc nữ sang giám đốc nam. Nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu những doanh nghiệp có sự chuyển đổi về giám đốc để có thể so sánh sự chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp giống nhau nhưng được điều hành bởi các giám đốc có giới tính khác nhau.

Cả ba nhóm nghiên cứu này đều đưa ra kết luận chung về mối quan hệ giữa giới tính của giám đốc và sự chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được điều hành bởi các giám đốc nữ có chỉ số nợ thấp, có thu nhập ổn định hơn, và có nhiều khả năng để duy trì hoạt động hơn các doanh nghiệp có giám đốc là nam. Bên cạnh đó, các giám đốc nữ tự bản thân họ cũng có xu hướng tham gia vào các công ty có ít rủi ro hơn, và các chủ sở hữu của doanh nghiệp khi muốn tránh các dự án có rủi ro cáo hoặc giảm rủi ro, họ sẽ thuê các giám đốc nữ để đạt mục tiêu này.

Huang và Kisgen (2013) xem xét các quyết định đầu tư và các quyết định tài chính của doanh nghiệp được thực hiện bởi các giám đốc điều hành nữ so với các giám

đốc điều hành nam. Nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu của các CFO của các doanh nghiệp được niêm yết trên NYSE, AMEX hoặc NASDAQ, trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2005. Nghiên cứu sử dụng mẫu là các doanh nghiệp có giám đốc tài chính tiền nhiệm là nam, nghĩa là những doanh nghiệp trải qua sự chuyển đổi từ CFO nam sang CFO nam hoặc từ CFO nam sang CFO nữ. Nhóm nghiên cứu tập trung vào phân tích các quyết định tài chính và đầu tư trong giai đoạn sau ba năm mà các giám đốc được bổ nhiệm. Bằng các số liệu thu thập được, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngày càng có nhiều phụ nữ được thuê làm CFO, cụ thể tỷ lệ phụ nữ được thuê làm giám đốc điều hành trong hai năm 2001 và 2002 là 37% trong khi con số này đối với các giám đốc tài chính nam là 30,8%. Phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn trong các ngành tiêu dùng trong khi nam giới lại chủ yếu tham gia trong các ngành sản xuất và các ngành nghề kinh doanh khác.

Khi xem xét các quyết định đầu tư và các quyết định tài chính, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được có sự khác nhau nếu các quyết định đó được thực hiện bởi các giám đốc nữ hay các giám đốc nam. Nam giám đốc điều hành phát hành nợ thường xuyên hơn so với nữ giám đốc điều hành. Tuy nhiên các doanh nghiệp có giám đốc là nữ lại có lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc điều hành nam. Các nữ giám đốc điều hành đặt giới hạn rộng hơn về ước tính thu nhập và có nhiều khả năng tái đầu tư một phần lợi nhuận nhỏ hơn. Bằng chứng này cho thấy nam giới thể hiện sự tự tin quá mức trong việc ra quyết định mang tính chiến lược so với phụ nữ.

Croson và cộng sự (2009) đã thực hiện những thí nghiệm trong kinh tế để đưa ra những bằng chứng về sự khác biệt về sự ưu tiên giữa nam giới và nữ giới, tập trung vào ba yếu tố có liên quan đến thị trường lao động đã được nghiên cứu rộng rãi như: sự ưa thích rủi ro, sở thích xã hội và phản ứng với sự cạnh tranh. Nguồn dữ liệu chính được sử dụng trong các thí nghiệm kinh tế là dữ liệu từ Khảo sát tài chính. Các thí nghiệm này được thực hiện nhiều lần với các cá nhân khác nhau với các nền tảng và đặc điểm nhân khẩu học khác nhau, nhằm kiểm tra tác động của tự chọn và học tập và tác động khác biệt của chúng đối với nam giới và nữ giới. Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của những khác biệt này, cũng như ý nghĩa của chúng.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận có liên quan đến ba yếu tố như sau: Thứ nhất, phụ nữ thực sự lo ngại rủi ro hơn so với nam giới. Phụ nữ không ưa thích rủi ro và họ luôn muốn tránh được rủi ro càng nhiều càng tốt. Sự phản đối rủi ro này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ đi tìm những công việc ít rủi ro hơn, và vì vậy họ có mức lương trung bình thấp hơn; hoặc là một trong những nguyên nhân mà những nữ doanh nhân tiếp cận vốn ít hơn, dẫn đến việc kết quả

hoạt động kinh doanh của họ cũng kém hơn so với nam giới. Việc giải thích dựa trên sở thích này cũng phù hợp với một số bằng chứng về khoảng cách giới tính trong tiền lương, trong thu nhập mà không phải xuất phát từ nguyên nhân phân biệt đối xử.

Thứ hai, sở thích xã hội của phụ nữ nhạy cảm với các dấu hiệu tinh tế hơn nam giới. Điều này có thể dẫn việc phụ nữ chọn các ngành nghề mà họ nghĩ là phù hợp về mặt xã hội đối với họ.

Thứ ba, đối với các tình huống cạnh trạnh, phụ nữ có khuynh hướng tránh cạnh tranh và không thích những tình huống mang tính cạnh tranh như nam giới. Điều này cũng có thể khiến cho việc chọn ngành nghề của phụ nữ bị ảnh hưởng, họ sẽ chọn những ngành nghề với ít cạnh tranh hơn (và từ đó có thể nhận được mức lương trung bình thấp hơn). Nó cũng có thể dẫn đến phụ nữ kiếm được ít hơn hoặc tiến bộ chậm hơn trong một nghề nhất định.

Năm 2011, Elsaid & Ursel đã kiểm tra tác động của thành phần giới tính trong Hội đồng quản trị, đánh giá tác động của giới tính của nhà quản lý tới rủi ro của doanh nghiệp. Elsaid & Ursel đã sử dụng dữ liệu của 679 giám đốc đã thành công tại các công ty Bắc Mỹ từ năm 1992 đến năm 2005, đặc biệt bài viết tập trung vào đánh giá vào sự chấp nhận rủi ro cũng như các biện pháp xử lý rủi ro của công ty khi có sự thay đổi từ một giám đốc nam sang một giám đốc nữ. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy 2 giai đoạn (2SLS). Để đo lường mức độ rủi ro của công ty, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các chỉ tiêu về mức độ sử dụng đòn bẩy (% Change in Leverage ), % thay đổi trong chi phí R&D, và độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt so với dòng tiền trung bình của ngành (Std. Dev. Of Cash Flows). Kết quả cho thấy có sự thay đổi trong các biện pháp ứng xử với rủi ro của công ty khi có sự thay đổi đối với một giám đốc nữ. điều này có nghĩa là khi bổ nhiệm một giám đốc nữ thay thế vị trí cho một giám đốc nam trước đó thì thường sẽ kèm theo ít rủi ro hơn.

Tương tự như vậy, khi nói về giới tính của giám đốc và sự chấp nhận rủi ro trong các quyết định tài chính, trong các quyết định kinh doanh, Mara Faccio và các cộng sự (2016) cũng có những kết luận tương tự. Với bài viết của mình, nhóm nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa giới tính của giám đốc và sự lựa chọn chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã sử dụng một mẫu lớn với 250.000 các tổ chức tư nhân và các doanh nghiệp châu Âu từ cơ sở dữ liệu của Amadeus. Qua điều tra, họ cho rằng các doanh nghiệp có giám đốc là nữ giới thường có đòn bẩy thấp hơn, thu nhập ít biến động hơn, và cơ hội sống sót cũng như khả năng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp tương tự nhưng có giám đốc là nam. Các giám đốc nữ cũng thường có xu hướng tham gia vào (tuyển dụng vào) các doanh

nghiệp ít rủi ro hơn. Bên cạnh đó, trong chuỗi thời gian, nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu là các doanh nghiệp có trải qua quá trình chuyển đổi từ việc doanh nghiệp thuê giám đốc nam thành doanh nghiệp thuê giám đốc nữ (và ngược lại), và đã được nhóm nghiên cứu thống kê là có liên quan đến sự thay đổi trong việc chấp nhận rủi ro. Cụ thể, quá trình chuyển đổi từ việc doanh nghiệp thuê giám đốc nam thành thuê giám đốc nữ (và ngược lại) dẫn đến việc giảm đáng kể (hoặc ngược lại) trong việc doanh nghiệp chấp nhận rủi ro. Để tiếp tục nghiên cứu, nhóm nghiên cứu còn so sánh sự thay đổi trong việc chấp nhận rủi ro giữa các doanh nghiệp giống nhau với một sự khác biệt, đó là những doanh nghiệp có quá trình chuyển đổi giám đốc là nam sang giám đốc là nữ, và những doanh nghiệp có giám đốc là nam trong suốt giai đoạn. Kết quả cũng đưa ra khuynh hướng là những doanh nghiệp có sự chuyển đổi có một sự thay đổi đáng kể trong việc chấp nhận rủi ro so với những doanh nghiệp còn lại.

1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Trần Trọng Phong và các cộng sự (2015) đã sử dụng dữ liệu từ hai nguồn: thứ nhất là dữ liệu của 284 doanh nghiệp được niêm yết trên HOSE (sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2014, thứ hai là tổng hợp từ báo cáo tài chính thường niên hoặc báo cáo quản trị qua từng năm của các doanh nghiệp. Mục đích của nhóm nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của nữ giới trong hội đồng quản trị tới rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam; và tìm ra tỷ lệ nữ giới tối ưu để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất cho các doanh nghiệp.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng biến phụ thuộc là sự biến động của ROE để đại diện cho rủi ro của doanh nghiệp; các biến độc lập là: biến giả Woman để nhận biết sự hiện diện của nữ giới trong HĐQT, tỷ lệ phần trăm nữ giới trong Hội đồng quản trị (perWo), hai biến số đo độ đa dạng giới tính là Blau index (Blau 1977) và Shannon index (Claude E.Shannon 1984). Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các biến kiểm soát là: Leverage (đòn bẩy tài chính), FAge (số năm hoạt động của doanh nghiệp), Fsize (quy mô doanh nghiệp).

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu mảng (số liệu của 284 doanh nghiệp) và được hồi quy theo 2 cách: mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM), để kiểm định phương pháp hồi quy nào phù hợp nhất nhóm tác giả đã sử dụng kiểm định Hausman (Hausman, 1978) và thấy rằng sử dụng mô hình tác động cố định phù hợp hơn. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra hai kết luận: Thứ nhất là sự xuất hiện của nữ giới trong Hội đồng quản trị làm giảm rủi ro của các doanh nghiệp, sự đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị có tác động ngược chiều đến rủi ro của doanh nghiệp;

thứ hai là tỷ lệ nữ giới trong Hội đồng quản trị tác động đến rủi ro của doanh nghiệp theo mô hình chữ U, và điểm gãy của tỷ lệ nữ giới để đạt hiệu quả tối đa là 34,96%.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 38 - 45)