Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra nữ giới thường có xu hướng sợ rủi ro hơn so với nam giới, đặc biệt khi họ nắm giữ vị trí lãnh đạo, và vì vậy họ thường có những quyết định đầu tư ít mạo hiểm hơn nam giới trong các quyết định tài chính cũng như các quyết định trong kinh doanh, và điều này có thể có mối quan hệ đến việc lợi nhuận của các công ty do nữ giới làm giám đốc sẽ khác so với những công ty do nam giới làm giám đốc. Các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có đòn bẩy thấp hơn, thu nhập ít biến động hơn, và cơ hội sống sót cũng như khả năng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp tương tự nhưng có giám đốc là nam (Mara Faccio và các cộng sự, 2016). Vì thái độ đối với rủi ro của giám đốc có ảnh hưởng đến các quyết định về tài chính (Vandergrift và Yavas, 2009), đến kết quả của các cuộc đàm phán (Eckel và cộng sự, 2008, Vandegrift và Yavas, 2009), đến động lực và kỹ năng kinh doanh (Anna và cộng sự, 1999 và Morris và cộng sự, 2006), nên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Johnson và Powell (1994) cũng cho rằng phụ nữ Việt Nam ở vị trí quản lý thường có xu hướng lo ngại rủi ro hơn nam giới, sự tự tin vào bản thân cũng như cách nhìn nhận của phụ nữ về cơ hội và thất bại cũng sẽ bi quan hơn. Khi phụ nữ không tự tin vào kiến thức và kỹ năng của mình hoặc có ít cơ hội để thành công thì khả năng họ tham gia vào các hoạt động kinh tế là rất thấp.Trong khi đó, Boyd và Vozikis (1994) đã nhận định rằng, sự khởi sự kinh doanh cần phải có tính kiên trì, tự tin và lòng tin mãnh liệt vào năng lực của bản thân và khả năng chấp nhận rủi ro.
Tuy nhiên, các tài liệu về tâm lý học và xã hội học lại chứng minh rằng nam giới không những tự tin mà họ còn thường tự tin thái quá hơn phụ nữ (Croson & Cneezy, 2009). Sự tư tin thái quá này khiến các giám đốc nam đầu tư vào những dự án có NPV âm mà sau này sẽ thua lỗ, khiến lợi nhuận của công ty giảm xuống, do không thích rủi ro, phụ nữ sẽ ít đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn nam giới, và điều này sẽ không làm lợi nhuận của công ty bị suy giảm nhiều (Huang & Kisgen, 2013).
Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tác giả đề xuất mối tương quan ngược chiều giữa mức độ rủi ro và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Giả thuyết H4. Các doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp hơn sẽ có kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu sử dụng
Bộ dữ liệu chính được sử dụng là Tổng điều tra doanh nghiệp hàng năm (VEC). Trong Luận án, tác giả sử dụng dữ liệu của hai năm 2011 và 2013. Hàng năm, Tổng cục thống kê (GSO) sẽ tiến hành điều tra tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, những doanh nghiệp sử dụng mạng lưới văn phòng tại các tỉnh, các quận và các huyện. Tổng cục thống kê sẽ khảo sát tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký. Các cuộc tổng điều tra bao gồm tất cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và các hợp tác xã trên toàn quốc. Luận án sử dụng dữ liệu Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013, đó là năm mà cuộc tổng điều tra bắt đầu có đầy đủ dữ liệu về giới tính, tuổi và trình độ học vấn của các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO). Các cuộc tổng điều tra khác không có dữ liệu về những thông tin này. Số lượng quan sát trong Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và năm 2013 lần lượt là 339.168 và 380.476. Trong đó có 267.299 doanh nghiệp có dữ liệu ở cả Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2013 (bảng dữ liệu).
Rất nhiều thông tin khá chi tiết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được các tổng điều tra doanh nghiệp Việt nam thu thập. Các cuộc tổng điều tra này có số liệu chung về các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh doanh. Các dữ liệu này bao gồm loại hình doanh nghiệp, ngành kinh doanh chính, số lượng lao động, số lượng lao động nam và số lượng lao động nữ, số lượng lao động có bảo hiểm xã hội, chi phí lao động, tài sản, thuế, chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đặc biệt, các VECs có dữ liệu về độ tuổi, giới tính, giáo dục và dân tộc của các nhà quản lý doanh nghiệp và các khoản vay mà các doanh nghiệp có được trong 12 tháng trước đó. Dữ liệu về giới tính của các nhà quản lý được sử dụng để phân tích về giới trong tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.
Bên cạnh những số liệu chung của tất cả các doanh nghiệp, cuộc tổng điều tra còn có dữ liệu về các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể như: tài chính ngân hàng, nông nghiệp, du lịch và vận tải. Bảng hỏi của những phần này được thiết kế riêng cho những ngành kinh doanh khác nhau.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá anh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.1.1. Phương pháp đo lường các biến
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết cũng như các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính và kết quả kinh doanh đã trình bày ở chương Tổng quan nghiên cứu, đề tài sử dụng các biến như sau:
a) Biến phụ thuộc – Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Yit)
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một biến số rất khó để đo lường toàn diện nếu chỉ sử dụng một thước đo duy nhất. Các nghiên cứu trước đây đều sử dụng ít nhất hai thước đo kết quả khác nhau để tăng tính chắc chắn cho nghiên cứu.
Có rất nhiều các chỉ tiêu được dùng để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu hay được các nhà nghiên cứu sử dụng nhất có thể chia làm 2 loại: (i) các chỉ tiêu đo lường về tài chính; (ii) các chỉ tiêu đo lường về kinh tế - xã hội.
Các chỉ tiêu đo lường về tài chính có thể kể đến là:
- Doanh thu: Các thước đo về khả năng sinh lợi (Doanh thu, ROA, ROE, ROI, ROS), các thước đo về giá trị thị trường (chỉ số Q của Tobin, tỉ số M/B) hoặc các thước đo liên quan đến tỉ suất sinh lợi cổ phiếu (tỉ suất sinh lợi thô, tỉ suất sinh lợi điều chỉnh rủi ro bằng các phương pháp khác nhau). Loscocco và Robison (1991), Robert và Robb (2009) sử dụng thước đo Doanh thu thuần để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong Luận án, chỉ tiêu Doanh thu được tính là Doanh thu tiêu thụ từ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Lợi nhuận: Robert và Robb (2009), Coleman (2007), Salim (2013), Duc Vo và Thuy Phan (2013) sử dụng chỉ số ROA, ROE. Nhìn chung, hai chỉ số ROA và ROE được các nhà nghiên cứu sử dụng nhất. Tuy nhiên, giá trị của 2 hệ số này lại phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Có những nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đơn giản là lợi nhuận thuần (Sun & Zou, 2009), cũng có nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận được tính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Wang &Xiao, 2011), và cũng có những nghiên cứu được tính là lợi nhuận thuần công với lãi vay (Butt & Saeed, 2011). Với mỗi một cách tính lợi nhuận khác nhau thì ý nghĩa tài chính cũng sẽ khác nhau. Việc có nhiều cách tính lợi nhuận khác nhau này có thể xuất phát từ ý nghĩa khoa học mà các nhà nghiên cứu muốn truyền tải, nhưng cũng có thể là do sự hạn chế về nguồn cơ sở dữ liệu sử dụng.
Trong khá nhiều trường hợp, vì cơ sở dữ liệu không đầy đủ buộc các nhà nghiên cứu phải có những cách tính lợi nhuận khác nhau. Trong Luận án này, với dữ liệu thu thập được, lợi nhuận sẽ được hiểu là Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, và được tính bằng cách:
Lợi nhuận = Doanh thu (bao gồm Doanh thu bán hành và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính) - Giá vốn hàng bán - Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp + Lợi nhuận khác - Thuế TNDN phải nộp
- ROA và ROE: Để kiểm tra các giám đốc sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu và các khoản đầu tư vào doanh nghiệp một cách hiệu quả như thế nào, Luận án sử dụng 2 chỉ tiêu ROA và ROE. Trên cơ sở tính lợi nhuận như trên, các chỉ tiêu ROA và ROE được tính bằng công thức:
Trong đó:
Chỉ tiêu Tổng tài sản được tính vào thời điểm cuối năm, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Chỉ tiêu Tổng vốn chủ sở hữu được tính vào thời điểm cuối năm
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Bên cạnh ROA và ROE, một chỉ tiêu khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Smith & công sự, 2006; Sabarwal & Terell). Nếu như ROA và ROE để đo lường mức sinh lợi của một doanh nghiệp so với chính tài sản hay vốn chủ sở hữu của nó thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được dùng để tính mức sinh lợi của doanh nghiệp trên doanh thu của mình.
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
Ngoài các chỉ tiêu đo lường về tài chính, cũng có một số nghiên cứu (mặc dù rất ít) có đề cập đến các chỉ tiêu mang tính kinh tế - xã hội khi đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Sigh & cộng sự (2001) cũng đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng việc làm hàng năm, tổng số lao động của doanh nghiệp để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Welter & Smallbone (2003) có quan tâm đến số tiền
thuế mà doanh nghiệp nộp. Trong phạm vi Luận án này, với dữ liệu hiện có, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mô tả cụ thể hơn, toàn diện hơn sự khác biệt giữa doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ. Đây cũng là một điểm mới của Luận án mà chưa có nghiên cứu nào trước đây đề cập đến. Cụ thể:
- Tổng số lao động: nhằm so sánh sự khác biệt về quy mô của doanh nghiệp. Trong số liệu của VEC có số liệu về tổng số lao động ở hai thời điểm: đầu năm và cuối năm. Trong Luận án, chỉ tiêu Tổng số lao động được tính là trung bình cộng của tổng số lao động ở hai thời điểm đó
- Số tiền lương hàng năm: nhằm so sánh sự khác biệt về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
- Tỷ lệ lao động nữ: nhằm so sánh sự khác biệt về khả năng tạo việc làm cho lao động nữ của giám đốc nam và giám đốc nữ
- Tỷ lệ lao động đóng BHXH, số các doanh nghiệp nộp thuế, số thuế phải nộp: nhằm so sánh sự tuân thủ pháp luật giữa giám đốc nam và giám đốc nữ
- Tỷ lệ thuế trên doanh thu: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng doanh nghiệp có được doanh thu cao càng lớn, và vì vậy số thuế phải đóng cũng từ đó mà cao hơn. Chính vì vậy, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu số thuế phải nộp thì chưa chính xác để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các giám đốc. Tác giả xét thêm chỉ tiêu Tỷ lệ thuế trên doanh thu để so sánh tính tuân thủ luật pháp của các giám đốc.
Nói tóm lại, để tăng tính chắc chắn cũng như đảm bảo tính toàn diện của nghiên cứu, kế thừa những nghiên cứu trước cũng như dựa vào nguồn số liệu đang có, Luận án sử dụng một hệ thống các thước đo để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, được chia làm hai nhóm: nhóm thước đo về khả năng tài chính của doanh nghiệp, và nhóm thước đo về kinh tế - xã hội (lao động, tiền lương, thuế). Cụ thể:
Về thước đo tài chính (6 chỉ tiêu): log doanh thu, doanh nghiệp có lợi nhuận dương, log lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, ROE, ROA
Về thước đo kinh tế - xã hội (7 chỉ tiêu): log số lao động, log số tiền lương hàng năm, tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ lao động có BHXH, các doanh nghiệp nộp thuế, log số thuế, tỷ lệ thuế trên doanh thu.
Sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu sẽ giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện và khái quát hơn về sự ảnh hưởng của nữ giới đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin mô tả và đo lường các biến được đề cập trong Bảng 3.1.
b) Biến độc lập – Giới tính giám đốc (Femaleit)
Biến độc lập là biến giả thể hiện giới tính giám đốc, nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có giám đốc là nữ và nhận giá trị bằng 0 nếu doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Bảng 3.1. Mô tả biến phụ thuộc
Tên biến Cách đo lường
Logarit doanh thu Lấy logarit cơ số 10 của doanh thu
Doanh thu: được tính là tổng doanh thu từ bán lẻ và dịch vụ Những doanh nghiệp
có lợi nhuận dương
Bằng 1 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận dương và bằng 0 nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận dương (<=0)
Logarit của lợi nhuận Lấy logarit cơ số 10 của lợi nhuận của những doanh nghiệp
có lợi nhuận dương (Lợi nhuận > 0) Lợi nhuận là lợi nhuận sau thuế
(= Doanh thu - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý, bán hàn… - Thuế TNDN phải nộp)
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận / Doanh thu
ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
Lợi nhuận / Tổng vốn chủ sở hữu (x100%) ROA (Lợi nhuận trên
tổng tài sản)
Lợi nhuận / Tổng tài sản (x100%) Logarit của tổng số lao
động
Lấy logarit cơ số 10 của Tổng số lao động
Tổng số lao động = (Tổng số lao động ở đầu năm + Tổng số lao động cuối năm)/2
Logarit số tiền lương hàng năm
Lấy logarit cơ số 10 của Tiền lương hàng năm
Tiền lương hàng năm: Lương công nhân / Tổng số lao động
Tỷ lệ lao động nữ Tổng số lao động nữ được tính ở cuối năm /Tổng số lao động
được tính ở cuối năm Tỷ lệ lao động có
BHXH
Số lao động có đóng BHXH được tính ở cuối năm / Tổng số lao động được tính ở cuối năm
Các doanh nghiệp có nộp thuế
Bằng 1 nếu doanh nghiệp có nộp thuế và bằng 0 nếu doanh nghiệp không nộp thuế
Logarit số thuế Thuế: Tổng số thuế đã nộp trong năm
Tỷ lệ thuế trên doanh thu
c) Biến kiểm soát (Xit)
Theo giả thuyết trung tâm của lý thuyết cấp trên thì đặc điểm của người quản lý như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm ảnh hưởng lớn đến cách giải thích của họ đối với các tình huống mà họ phải đối mặt, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ, và vì vậy ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà họ quản lý (Hambrick và Mason, 1984; Hambrick, 2007). Đối với phụ nữ, có 1 số những yếu tố tác động vào việc khởi sự và vận hành kinh doanh của phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp do phụ nữ là giám đốc, những yếu tố đó có thể chính là đặc điểm của bản thân người phụ nữ như trình độ, tuổi, giới tính, kinh nghiệp (UNIDO và VCCI, 2012). Rất nhiều các nghiên cứu trước đây (ví dụ như Hundley (2001); Sigh $ cộng sự (2001); Huang và Kisgen, 2013; Facio et al., 2016; T Jalbert & công sự, 2013) đều nhận định rằng ngoài những đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số khác nữa như việc chọn ngành kinh doanh, doanh thu, số lao động (quy mô doanh nghiệp), cổ tức hay loại hình doanh nghiệp…. Do đó, với nỗ lực giảm bớt sự thiên lệch