Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phụ nữ trở thành nhà quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 57 - 66)

Mục tiêu của phần này là tìm hiểu các yếu tố gây cản trở và những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phụ nữ trở thành giám đốc ở doanh nghiệp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và quản lý doanh nghiệp của các giám đốc nữ. Có ba nhóm nhân tố có thể tác động đến sự hình thành và quản lý doanh nghiệp của các giám đốc nữ, và mỗi một nhóm này lại bao gồm nhiều nhân tố khác nhau (Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc – UNIDO, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam - VCCI và Quỹ MDG Achievement Fund – MDGF, 2015), cụ thể:

- Nhóm các yếu tố truyền thống: bao gồm định kiến giới, tài sản và vốn, sự ủng hộ của gia đình, giới tính và độ tuổi

- Nhóm các yếu tố pháp lý: bao gồm Luật, Thông tư, Nghị định, …

- Nhóm các yếu tố tự thân của nữ giám đốc: bao gồm trình độ học vấn và kinh nghiệm, nhận thức tự thân của nữ giới (đặc tính của chính giám đốc nữ), thời gian làm việc, cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Phần này trình bày các nhóm yếu tố khác nhau liên quan đến giới tác động đến việc hình thành và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Nội dung được đề cập gồm

những nhân tố truyền thống như tầm quan trọng của sự ủng hộ của gia đình, ảnh

hưởng của giới tính và độ tuổi của doanh nhân, quyền sở hữu tài sản và nguồn vốn để khởi sự doanh nghiệp, nhận thức của doanh nhân về định kiến giới đối với nhiều khía

cạnh khác nhau trong kinh doanh; Chất lượng của môi trường pháp lý chi phối việc

hình thành và quản lý doanh nghiệp được kiểm định bằng cách sử dụng những lựa chọn thay thế những vấn đề doanh nhân gặp phải khi đăng ký kinh doanh, vay tín dụng, sử dụng lao động và thực hiện nghĩa vụ thuế; Cuối cùng, phần này cũng phân

tích những yếu tố tự thân của doanh nhân tác động đến việc hình thành và quản lý

doanh nghiệp như trình độ học vấn và kinh nghiệm của doanh nhân, cũng như hành vi ứng xử trước rủi ro, tư duy sáng tạo và tính chủ động của doanh nhân, đặc điểm về giờ làm việc của doanh nhân, và cân đối công việc-gia đình

Nhóm yếu tố pháp lý

Nhóm nhân tố này có vai trò quyết định đối với sự hình thành và hoạt động của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng.

Pháp luật được coi là hành lang cho các hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các đạo luật ra đời làm hành lang pháp lý cho sự hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ. Điều 63 của hiến pháp năm 1992 quy định rằng “Tất cả các công dân, bao gồm cả phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trong gia đình; các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ đều bị cấm". Tiếp theo, luật doanh nghiệp 1999 ra đời đã đánh dấu một cột mốc mới, một bước ngoặt thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ khi luật doanh nghiệp 2005 được ban hành và có hiệu lực thì mới có bước đột phá trong cải cách kinh tế nói chung và cải thiện môi trường kinh doanh nói riêng. Về cơ bản, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã trở thành khung pháp lý chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Để hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như: Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2006 về việc hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2009 về việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 7năm 2008 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Thông tư 03/2006/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 19 tháng 10 năm 2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.

Cùng với Luật doanh nghiệp, hàng loạt đạo luật đã được ban hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và thực hiện bình đẳng giới như Luật đầu tư năm 2005, Luật thương mại năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các hệ thống luật. Đặc biệt, vào ngày 29 tháng 11 năm 2006 Luật Bình đẳng giới đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật Bình đẳng giới đã nêu rõ “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Bình đẳng giới không có nghĩa và không đòi hỏi sự ngang bằng nhau về số lượng nam giới và phụ nữ trong tất cả các hoạt động, cũng như không có nghĩa là trong mọi trường hợp phải đối xử giống nhau giữa nam giới và phụ

nữ (UNICEF, 2007). Thực chất của bình đẳng giới đó là phụ nữ phải được bình đẳng với nam giới trên cả ba phương diện:

(i) Cơ hội tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội. Phụ nữ sẽ được bình đẳng với nam giới trong việc được trang bị các năng lực phát triển như trí lực, thể lực, tài lực.

(ii) Cơ hội được tham gia (được sử dụng) vào các hoạt động kinh tế xã hội. (iii) Hưởng thụ các kết quả hay lợi ích xã hội. Không có sự phân biệt giữa nam giới và phụ nữ trong việc phân chia các kết quả lao động.

Theo đánh giá của UDICO và VCCI về những trở ngại đối với doanh nhân nữ ở Việt Nam xét từ góc độ giới, Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới trong khuôn khổ pháp luật. Môi trường pháp lý kinh doanh của Việt Nam tương đối trung lập về giới, hầu hết các vấn đề mà phụ nữ phải đối mặt đều liên quan đến các quy định pháp luật hoặc việc thực hiện các quy định đó hơn là sự thiên lệch về giới trong hệ thống pháp luật.

Trong điều kiện lý tưởng, khi một đạo luật bắt đầu có hiệu lực, chất lượng của các giao dịch xã hội sẽ ngay lập tức chịu ảnh hưởng, dẫn đến thay đổi trong việc phân bổ nguồn lực giữa các bên tham gia giao dịch. Đối với phụ nữ, điều này có nghĩa là việc thông qua Luật Bình đẳng Giới, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cùng các nghị định ban hành kèm theo các luật này sẽ giúp họ tiếp cận nguồn lực và kinh doanh dễ dàng hơn, làm tăng lợi nhuận và phúc lợi nói chung cho họ. Tuy nhiên, các yếu tố truyền thống vẫn tiếp tục chi phối phụ nữ Việt Nam về việc họ tham gia làm kinh tế. Các quy tắc xã hội bắt rễ vào mọi mặt trong cuộc sống của người dân đến mức dù có thể thay đổi các quy định của pháp luật, sự phân biệt đối xử trong xã hội vẫn tồn tại trong dân chúng. Nguyễn (2008) ca ngợi Chính phủ Việt Nam hiện đang chú ý xây dựng một môi trường thuận lợi cho doanh nhân nữ nhưng cho rằng như thế vẫn chưa đủ để khắc phục những trở ngại lớn mà phụ nữ Việt Nam tham gia kinh doanh gặp phải. Sự tồn tại của các giá trị về sự lệ thuộc trong Nho giáo cùng với các giá trị của sự bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội và pháp lý khiến doanh nhân nữ Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc trở thành nhà quản lý nói chung và nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng.

Nhóm yếu tố truyền thống

Nhóm yếu tố này là một trong những nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc cản trở các giám đốc nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm yếu tố này bao gồm các nhân tố sau:

- Định kiến giới

Theo Điều 5 Luật Bình đẳng giới : “Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ”. Định kiến giới là những suy nghĩ cố hữu về khả năng, loại công việc mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện cũng như các giá trị, đặc điểm mà phụ nữ và nam giới phải có. Trong nghiên cứu về định kiến đối với một số đặc điểm tâm lý cá nhân của phụ nữ, Sczesny (2003) phát hiện ra rằng định kiến giới dựa trên sự quan sát của nam giới và phụ nữ trong xã hội bất khả xâm phạm và niềm tin cố hữu về các thuộc tính của nam giới và phụ nữ. Mặc dù hiến pháp và các văn bản pháp luật đã công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và gia đình, nhưng phụ nữ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi khởi nghiệp và phát triển công việc kinh doanh do định kiến giới. Hầu hết nam giới không muốn làm việc cho giám đốc là nữ; doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực có kỹ năng đơn giản và thu nhập thấp. Nữ doanh nhân thiếu cơ hội được đào tạo về quản lý kinh doanh và tài chính, cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, tiếp cận với phát triển nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng nghề cũng như tín dụng của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chính thức. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu áp lực cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

- Tài sản và vốn

Để khởi sự và duy trì hoạt động kinh doanh, tài sản và vốn là hai nguồn lực

không thể thiếu5. Như đã nói ở trên, khung pháp lý của Việt nam mang tính trung lập

về giới. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cho phép người vợ đem theo tài sản riêng của mình khi lập gia đình và họ được toàn quyền sử dụng tài sản đó theo ý muốn của riêng họ. Bên cạnh đó, sổ đỏ tại Việt Nam (bao gồm cả chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng nhận sở hữu nhà trên đất) đều được khuyến khích lấy cả tên vợ và chồng. Tuy nhiên, theo khảo sát từ VCCI năm 2012, số doanh nhân nam có đăng ký quyền sử dụng đất dưới tên mình nhiều hơn số doanh nhân nữ khá nhiều, việc này có thể là do yếu tố khác gây ra chứ hoàn toàn không phải do yếu tố pháp lý.

Cũng theo khảo sát của VCCI năm 2012, nếu như số doanh nhân nam có đăng ký quyền sử dụng đất dưới tên mình nhiều hơn số doanh nhân nữ thì số tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng của doanh nhân nữ lại cao hơn nhiều so với các doanh nhân nam. Khi xem xét đơn xin vay vốn, dường như các ngân hàng không chỉ quan tâm đến đất đai làm tài sản thế chấp mà còn quan tâm đến tốc độ tiết kiệm của chủ tài khoản ngân

5 Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2012), “ Những trở ngại xét từ góc độ giới đối với Doanh nhân nữ Việt Nam”, Hà Nội.

hàng. Vì doanh nhân nữ gửi tiết kiệm nhiều hơn so với các doanh nhân nam nên việc tiếp cận vốn vay của doanh nhân nữ ít gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ Việt nam có xu hướng giỏi ngoại giao hơn nam giới và kiên trì hơn nam giới khi gặp thất bại. Khi các đơn xin vay vốn bị từ chối, với tính kiên nhẫn của mình, các doanh nhân nữ sẽ cố gắng hoàn tất những gì còn thiếu trong hồ sơ và sẽ kiên trì tới cùng. Điều này giải thích một phần cho việc các doanh nhân nữ có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những nguồn vay tín dụng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi doanh nhân nữ vay tiền từ ngân hàng mà họ có tài khoản gửi tiết kiệm, còn với những ngân hàng khác – ngân hàng không có khoản tiền gửi tiết kiệm của họ thì việc tiếp cận với những khoản vốn vay tín dụng từ những ngân hàng này khá khó khăn. Điều này cho thấy thông tin về lịch sử tín dụng và hồ sơ hoàn trả vốn của chủ tài khoản ngân hàng không được chia sẻ đầy đủ giữa các tổ chức tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại Việt Nam, phụ nữ thường làm chủ các doanh nghiệp với nguồn lực ít hơn nam giới (97% phụ nữ làm chủ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ). Hầu hết các doanh nhân nữ đều sử dụng vốn riêng để khởi sự kinh doanh. Tiếp theo là dựa vào hỗ trợ tài chính của gia đình hoặc của bạn bè và chỉ có rất ít người sử dụng tín dụng vay từ các ngân hàng thương mại, cho dù việc tiếp cận những khoản vốn vay này không phải quá khó khăn. Có thể là do đặc tính nổi bật coi nợ nần là điều xấu cần tránh xa, phụ nữ thường mở rộng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu từ thu nhập của doanh nghiệp. Cũng có thể do tính quản trị rủi ro của phụ nữ khác biệt, họ không thích phải có những khoản nợ, chính điều này làm cho phụ nữ có nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn lực, cũng như hạn chế tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

- Sự ủng hộ của gia đình

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khuôn mẫu gia đình người Việt tuân theo nguyên tắc Nho giáo, được cơ cấu theo nam hệ (Keyes 1977 và Marr, 1976 từ Kibria, 1990). Các gia đình rất coi trọng giáo huấn Nho giáo về quy tắc ứng xử mà người phụ nữ phải thực hiện là "Tam tòng tứ đức”. Theo Tam tòng, một cô gái chưa lấy chồng phải tuân theo ý muốn của cha mình; một phụ nữ khi lấy chồng phải tuân theo ý muốn của chồng mình và một phụ nữ khi góa chồng phải làm theo ý muốn của con trai mình. Mặt khác, phụ nữ Việt Nam được yêu cầu là phải đảm bảo gia đình hòa thuận bằng cách tuân theo ý muốn của chồng và gia đình chồng cũng như đóng vai trò bị động và phải làm việc chăm chỉ (Gammeltoft 1999, Rydstrom 2003, và Zhang và Locke 2002, Luke và cộng sự, 2007). Người chủ gia đình - gọi là Chủ hộ - thường là nam giới và đại diện cho gia đình trong mọi việc, phù hợp với truyền thống Nho giáo. Các chuẩn mực gia trưởng và

độc đoán đã ràng buộc cuộc sống của phụ nữ, tạo ra rào cản cho sự cống hiến của phụ nữ. Gia đình truyền thống tốt điển hình là người đàn ông làm chủ, người vợ đảm đang, làm việc nhà, dạy dỗ con cái và ủng hộ chồng trong công việc.

Từ năm 1945, Nhà nước Việt nam đã ủng hộ vai trò của người phụ nữ và đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội về quyền bình đẳng giữa hai giới. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp cũng như Bộ luật của Việt Nam. Vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, văn hóa Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ và họ vẫm đan chịu tác động của hai luồng xã hội: một là những giá trị truyền thống đề cao sự phục tùng của người phụ nữ, hai là những lý tưởng tiến bộ về sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Chính vì vậy, đối với người phụ nữ Việt Nam, khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hay bất kỳ công việc nào khác, sự ủng hộ của gia đình là yếu tố đặc biệt quan trọng, cho dù là ủng hộ về tài chính hay dưới hình thức tạo dựng mạng lưới kinh doanh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 57 - 66)