Nguyễn Xuân Linh, ‘Pháp luật đại cương’, Nxb Thống kê, 1999.

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 30 - 32)

6. Lê Minh Toàn (Chủ biên), ‘Pháp luật đại cương’, Nxb. Chính trị quốc gia’, 2007.

7. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên), ‘Môn học pháp luật’, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008.8.Lê Vương Long, ‘Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội’, Tạp chí luật 8.Lê Vương Long, ‘Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội’, Tạp chí luật

học số 2, 2001, trang 27.

9.Bùi Thị Mừng, ‘Nguyên tắc áp dụng phong tục, tập quán trong luật hôn nhân và gia đình nhìn từ góc độ giới’, Tạp chí luật học số 03, 2007 trang 46- 50.

10. ThS. Nguyễn Văn Nam, ‘Lý luận về án lệ ở một số nước theo truyền thống pháp luật civil law’, Nhà nước và pháp luật số 03, 2011 trang 3-9.

11.Michelle Sanson, David Worswick and Thalia Anthony, ‘Connecting with Law’, Nxb. Oxford University Press, 2009.

12.Catriona Cook, ‘Laying Down the Law’ Nxb. LexisNexis, 2005.

13.Konrad Zweigert, Hein Kotz and Tony Weir, ‘Introduction to Comparative Law’ Nxb. Oxford Clarendon Press, 1995.

PHẦN THỨ HAI

Chương 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.BẢN CHẤT VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

1.1. Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện cụ thể bản chất nhà nước Xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở tính xã hội rộng rãi.

1.1.1. Tính giai cấp

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.26 Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lợi ích của giai cấp công nhân, của nông dân, trí thức và những người lao động khác là đồng nhất. Trong mọi hoạt động, Nhà nước đều phấn đấu nhằm đạt tới mục đích: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đồng thời Nhà nước thực hiện chuyên chính đối với mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Như vậy, bản chất giai cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nói chung và của Việt Nam nói riêng là Nhà nước của số đông, của liên minh công-nông-trí.

1.1.2. Tính xã hội

Đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự trùng khớp giữa tính giai cấp và tính xã hội. Nhà nước phục vụ cho lợi ích của liên minh giai cấp cầm quyền đồng thời cũng là phục vụ cho lợi ích số đông trong xã hội. Tính xã hội rộng rãi của nhà nước xã hội chủ nghĩa còn thể hiện ở chỗ, Nhà nước này được xây dựng trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất. Ở Việt Nam, tính xã hội biểu hiện rõ nét qua chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người nghèo, trẻ em, người già và qua các hoạt động phòng chống dịch bệnh, thiên tai…

1.2. Hình thức Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.2.1. Hình thức chính thể

Nhà nước ta được thiết lập theo chính thể cộng hòa dân chủ. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Quốc hội thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước theo nhiệm kỳ. Trong tổ chức và

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 30 - 32)